Sign In

KẾT QUẢ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT LƯU VỰC SÔNG MÃ THÁNG 2 NĂM 2025

09:53 28/02/2025

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Lưu vực Sông Mã là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, đồng bằng Thanh Hóa với diện tích lưu vực 17.600 km². Trong lưu vực sông Mã hiện này có 24 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất.

Tài nguyên nước dưới đất trên lưu vực sông bao gồm 2 tầng chứa nước chính là tầng chứa nước Holocen (qh) và tầng chứa nước Pleistocen (qp). Tổng tài nguyên nước dự báo cho các tầng chứa nước: tầng chứa nước Holocen (qh) là 1.588.013 m3 /ngày, tầng chứa nước Pleistocen (qp) là 3.429.565 m3 /ngày.

Tầng chứa nước Holocene (qh)

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 1 năm 2025 so với tháng 12 năm 2024 có xu thế hạ, có 7/11 công trình mực nước hạ, 2/11 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể và 2/11 công trình mực nước dâng. Giá trị hạ thấp nhất là 0,35m tại xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa (QT2-TH) và giá trị dâng cao nhất là 0,25m tại xã Trung Chính, huyện Nông Cống (QT11-TH).

Trong tháng 1 năm 2025: Mực nước trung bình tháng nông nhất là -0,7m tại P. Trường Sơn, TP. Sầm Sơn (QT9-TH) và sâu nhất là -9,68m tại xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân (QT4-TH).

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 1 năm 2025 so với cùng thời điểm 1 năm, 5 năm và 10 năm trước cho thấy mực nước suy giảm lớn nhất lần lượt là 0,36m; 0,78m và 1,80m tại huyện Hoằng Hoá và huyện Thọ Xuân.

Diễn biến mực nước dưới đất dự báo tháng 2 so với mực nước thực đo tháng 1 năm 2025 có xu thế dâng hạ không đáng kể, có 8/11 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể, 2/11 công trình mực nước hạ và 1/11 công trình mực nước dâng. Mực nước hạ từ 0,05 đến 0,2m tập trung ở huyện Thọ Xuân, huyện Nga Sơn và mực nước dâng từ 0,05 đến 0,2m tập trung ở huyện Tĩnh Gia.

Tầng chứa nước Pleistocene (qp)

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 1 năm 2025 so với tháng 12 năm 2024 có xu thế hạ, có 7/13 công trình mực nước hạ, 4/13 công trình mực nước dâng và 2/13 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị hạ thấp nhất là 0,34m tại xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa (QT2a-TH) và giá trị dâng cao nhất là 0,17m tại xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa (QT6a-TH).

Trong tháng 1 năm 2025: Mực nước trung bình tháng nông nhất là -1,21m tại xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn (QT10a-TH) và sâu nhất là -9,7m tại xã Yên Thái, huyện Yên Định (QT1a-TH).

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 1 năm 2025 so với cùng thời điểm 1 năm, 5 năm và 10 năm trước cho thấy mực nước suy giảm lớn nhất lần lượt là 1,70m; 1,81m và 2,40m tại huyện Yên Định.

Diễn biến mực nước dưới đất dự báo tháng 2 so với mực nước thực đo tháng 1 năm 2025 có xu thế dâng hạ không đáng kể, có 7/13 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể, 5/13 công trình mực nước hạ và 1/13 công trình mực nước dâng. Mực nước hạ từ 0,05 đến 0,2m tập trung ở huyện Yên Định, huyện Hoằng Hóa, huyện Thọ Xuân, huyện Nga Sơn và mực nước dâng từ 0,05 đến 0,2m tập trung ở TP Thanh hóa.

CHI TIẾT KẾT QUẢ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG MÃ THÁNG 2 NĂM 2025 XIN MỜI XEM TẠI ĐÂY.

 

 

DWRM

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Lâm Đồng: Kết quả quan trắc tài nguyên nước tháng 3 năm 2025

Lâm Đồng là một tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 9.764,8 km2. Trong phạm vi tỉnh hiện nay có 16 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất và 02 trạm quan trắc TNN mặt Đại Ninh và Cát Tiên.

Gia Lai: Kết quả quan trắc tài nguyên nước tháng 3 năm 2025

Gia Lai là một tỉnh nằm trên 3 lưu vực sông Sê San, SrêPốk và Ba có diện tích tự nhiên là 15.536,92 km2. Trong phạm vi tỉnh hiện nay có 47 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất và 01 trạm quan trắc TNN mặt.

Kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất tỉnh Khánh Hòa tháng 3 năm 2025

Khánh Hoà là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ có diện tích tự nhiên là 5.197 km2. Trong phạm vi tỉnh hiện nay có 14 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất.