Sign In
Tìm kiếm
Câu hỏi đã được trả lời
nội dung của khoản 31, Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP “Sửa đổi, bổ sung Điều 65”

Xin cho biết, nội dung của khoản 31, Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP “Sửa đổi, bổ sung Điều 65” là gì ?21/11/2024

( )


31. Sửa đổi, bổ sung Điều 65 như sau:
“Điều 65. Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành công thương, thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều
Thanh tra chuyên ngành công thương, thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 36, 38, 39, 48 và các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định này, cụ thể như sau:

1. Thanh tra viên chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành công thương, thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Chánh Thanh tra Sở Công Thương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Giám đốc Sở Công Thương, Chánh Thanh tra Sở Công Thương ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra; Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Thủy lợi; Chi cục trưởng Chi cục chuyên ngành về thủy lợi, đê điều; Trưởng đoàn thanh tra của Chi cục chuyên ngành về thủy lợi, đê điều có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định Nghị định này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 38 Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chánh Thanh tra Bộ Công Thương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định Nghị định này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 38 Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ Công Thương, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 38 Nghị định này.”.



... Xem chi tiết


nội dung của khoản 36, Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP

Xin cho biết, nội dung của khoản 36, Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP là gì ?21/11/2024

( )


36. Bãi bỏ khoản 2; bỏ cụm từ “xả nước thải vào nguồn nước” tại khoản 4 và khoản 5 Điều 70 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP.


... Xem chi tiết


Nghị định số 04/2022/NĐ-CP có hiệu lực khi nào và nội dung điều khoản chuyển tiếp

Xin hỏi, Nghị định số 04/2022/NĐ-CP có hiệu lực khi nào và nội dung điều khoản chuyển tiếp ?21/11/2024

( )


1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 06 tháng 01 năm 2022.

2. Điều khoản chuyển tiếp:
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ quy định tại Nghị định này xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi đã xảy ra thì áp dụng các quy định Nghị định này để xử lý.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này.


... Xem chi tiết


nội dung của khoản 18, Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP “18. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 41”

Xin cho biết, nội dung của khoản 18, Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP “18. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 41” là gì ?21/11/2024

( )


18. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 41 như sau:
a) Bãi bỏ khoản 1.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b và c khoản 2 như sau:
“b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; nước khoáng; nước nóng thiên nhiên; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ và trường hợp quy tại điểm a khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;”.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b và c khoản 3 như sau:
“b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; nước khoáng; nước nóng thiên nhiên; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ và trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;”.
d) Sửa đổi, bổ sung điểm b và c khoản 4 như sau:
“b) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; nước khoáng; nước nóng thiên nhiên; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ và trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;”.
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm b và c khoản 5 như sau:
“b) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; nước khoáng; nước nóng thiên nhiên; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ và trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;”.
e) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản trong trường hợp vi phạm nhiều lần: từ 02 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2; từ 03 tháng đến 04 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3; từ 04 tháng đến 05 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4; từ 05 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.”.
g) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp cải tạo các công trình bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi khai thác vượt công suất gây ra tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.”.



... Xem chi tiết


nội dung của khoản 23, Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP “Sửa đổi, bổ sung Điều 48”

Xin cho biết, nội dung của khoản 23, Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP “Sửa đổi, bổ sung Điều 48” là gì ?21/11/2024

( )


23. Sửa đổi, bổ sung Điều 48 như sau:
“Điều 48. Vi phạm về khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;
d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;
đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;
e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản trong trường hợp chưa bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; tịch thu phương tiện sử dụng (kể cả phương tiện khai thác trực tiếp và phương tiện tham gia gián tiếp) để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn; đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình đê điều, công trình hạ tầng kỹ thuật khác, công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật là khoáng sản có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.”.



... Xem chi tiết


nội dung của khoản 15, Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP “15. Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu các khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 37”

Xin cho biết, nội dung của khoản 15, Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP “15. Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu các khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 37” là gì ?21/11/2024

( )



15. Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu các khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 37 như sau:
“3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển) có tổng diện tích đã khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) đến dưới 0,1 ha; vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu hoặc độ cao) từ 0,5 m đến dưới 01 m trong phạm vi diện tích từ 0,01 ha trở lên, cụ thể như sau:

4. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển) có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) vượt từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha; vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu hoặc độ cao) từ 01 m đến dưới 02 m trong phạm vi diện tích từ 0,01 ha trở lên cụ thể như sau:

5. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển) có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) vượt từ 0,5 ha đến dưới 01 ha; vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu hoặc độ cao) từ 02 m đến dưới 03 m trong phạm vi diện tích từ 0,01 ha trở lên, cụ thể như sau:

6. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển) có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) vượt từ 01 ha đến dưới 1,5 ha; vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu hoặc độ cao) từ 03 m đến dưới 05 m trong phạm vi diện tích từ 0,01 ha trở lên, cụ thể như sau:

7. Trường hợp hành vi khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển) có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 01 ha trở lên đối với hộ kinh doanh (1,5 ha trở lên với trường hợp còn lại); vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu hoặc độ cao) từ 05 m trở lên trong phạm vi diện tích từ 0,01 ha trở lên được coi là hành vi khai thác khoáng sản mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị áp dụng mức phạt tiền như sau:
a) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của hộ kinh doanh;
c) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm a, b và đ khoản này;
d) Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ khoáng sản quy định tại điểm đ khoản này;
đ) Từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.

8. Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) hoặc vượt quá độ sâu cho phép khai thác, cụ thể như sau:”.



... Xem chi tiết


nội dung của khoản 16, Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP “16. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 38”

Xin cho biết, nội dung của khoản 16, Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP “16. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 38” là gì ?21/11/2024

( )



16. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 38 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu và điểm b, điểm d khoản 3 như sau:
“3. Phạt tiền đối với một trong các hành vi: khai thác không đúng phương pháp khai thác quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; không đúng hệ thống khai thông, chuẩn bị (đối với khai thác hầm lò), hệ thống mở vỉa (đối với khai thác lộ thiên); không đúng trình tự khai thác; không đúng hệ thống khai thác; vượt quá 10% một trong các thông số của hệ thống khai thác, gồm: chiều cao tầng, góc dốc sườn tầng; đổ thải không đúng vị trí đã xác định trong Thiết kế mỏ/Báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản; không đúng khung thời gian khai thác; không đúng chủng loại hoặc vượt quá số lượng thiết bị khai thác trong giấy phép hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép đối với cát, sỏi lòng sông, suối, hồ cụ thể như sau:

b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên kể cả khai thác nước khoáng và nước nóng thiên nhiên, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;”.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 như sau:

“d) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên kể cả khai thác nước khoáng và nước nóng thiên nhiên, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;”.


... Xem chi tiết


nội dung của khoản 17, Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP “17. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 40”

Xin cho biết, nội dung của khoản 17, Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP “17. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 40” là gì ?21/11/2024

( )


17. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 40 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
“2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không lắp đặt trạm cân tại nơi vận chuyển khoáng sản nguyên khai ra khỏi mỏ để theo dõi, lưu trữ thông tin liên quan (trừ khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh; khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông, cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển sử dụng thiết bị bơm hút, xúc bốc trực tiếp lên tàu, thuyền, ghe và vận chuyển thẳng đến nơi tiêu thụ mà không thể lắp đặt trạm cân); không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và lưu trữ dữ liệu, thông tin về vị trí, hành trình di chuyển của phương tiện đối với trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông, cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển sử dụng thiết bị bơm hút, xúc bốc trực tiếp lên tàu, thuyền, ghe và vận chuyển thẳng đến nơi tiêu thụ mà không thể lắp đặt trạm cân; cụ thể như sau:”.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 như sau:
“d) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên kể cả nước khoáng và nước nóng thiên nhiên, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;”.

c) Sửa đổi đoạn mở đầu khoản 4 và khoản 5 như sau:
“4. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi lập bản đồ hiện trạng mỏ, mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản nhưng thông tin, số liệu trên bản đồ, mặt cắt thể hiện không đầy đủ theo quy định và sai so với thực tế hiện trạng khai thác khoáng sản (trừ trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển; khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên); lập không đầy đủ số sách, chứng từ, văn bản, tài liệu có liên quan để xác định sản lượng khai thác thực tế hàng năm hoặc số liệu thông tin không chính xác; thống kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế không đúng quy trình và mẫu biểu theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể như sau:
5. Phạt tiền đối với hành vi không lập hoặc không cập nhật bản đồ hiện trạng hoặc mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản trong khoảng thời gian quá 01 năm đối với khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên và khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường với công suất được phép khai thác nhỏ hơn 50.000 m3 khoáng sản nguyên khai/năm; quá 06 tháng đối với các loại khoáng sản còn lại theo quy định cụ thể như sau:”.




... Xem chi tiết


Xin cho biết, nội dung của Khoản 7,8,9 Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP là gì ?

Xin cho biết, nội dung của Khoản 7,8,9 Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP là gì ?21/11/2024

( )



7. Bãi bỏ toàn bộ Điều 20. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật.

8. Bãi bỏ toàn bộ Điều 21. Vi phạm quy định của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

9. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 11 Điều 22 như sau:
“b) Buộc phá dỡ công trình vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại khoản 8 và khoản 9 Điều này;”.



... Xem chi tiết


Xin cho biết, nội dung của khoản 10, Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP “10. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 25” là gì ?

Xin cho biết, nội dung của khoản 10, Điều 5b của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP “10. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 25” là gì ?21/11/2024

( )



10. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 25 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản, xây dựng công trình, vật kiến trúc nổi trên sông, xây dựng cầu, cảng sông, bến tàu phà tiếp nhận tàu và các công trình thủy khác trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc trong lòng, bờ, bãi sông, hồ không phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống lũ, các yêu cầu kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật gây cản trở dòng chảy.”.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau:
“a) Nạo vét, khơi thông luồng để mở mới, cải tạo, nâng cấp luồng, tuyến giao thông thủy nội địa (trừ duy tu, bảo dưỡng định kỳ các tuyến đường thủy nội địa hiện có) hoặc kè bờ, gia cố bờ sông (trừ công trình kè bờ, chỉnh trị sông để phòng, chống thiên tai); cải tạo cảnh quan các vùng đất ven sông không đúng phương án thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;”.

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“7. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều này thuộc kênh, rạch của hệ thống công trình thủy lợi áp dụng xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy lợi.”.

d) Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 9 như sau:
“b) Buộc phá dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc phá dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật thể trên phần diện tích lấn sông đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 6 Điều này.”.


... Xem chi tiết