Sign In

Báo cáo Thứ trưởng Lê Minh Ngân về xây dựng 06 kịch bản nguồn nước

15:24 09/01/2025

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Sáng ngày 9/1, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo xây dựng 06 kịch bản nguồn nước trên 06 lưu vực sông: Bằng Giang - Kỳ Cùng; Mã; Hương; Sê San; Srêpôk; Đồng Nai.

Tham dự cuộc họp có Lãnh đạo các đơn vị: Tổng Cục Khí tượng thủy văn, Cục Quản lý tài nguyên nước, Viện Khoa học tài nguyên nước, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam; cùng đại diện các Vụ liên quan thuộc Bộ TN&MT.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân chủ trì cuộc họp

Báo cáo tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cho biết, sau khi Bộ công bố Kịch bản nguồn nước trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình và Kịch bản nguồn nước trên lưu vực sông Cửu Long, Cục Quản lý tài nguyên nước đã tiếp tục phối hợp các Bộ ngành, địa phương và các đơn vị quản lý vận hành các hồ thủy điện, thủy lợi, các công trình/hệ thống công trình thủy lợi lớn trên các lưu vực sông để tổ chức xây dựng 06 Kịch bản nguồn nước trên 06 lưu vực sông: Bằng Giang - Kỳ Cùng; Mã; Hương; Sê San; Srêpôk; Đồng Nai. Dự kiến sẽ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường để công bố 06 Kịch bản nguồn nước này trong tháng 01/2025.

Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh báo cáo tại cuộc họp

Theo đó, Cục đã ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Kịch bản nguồn nước trên lưu vực sông (LVS) và tổ chức họp Hội đồng thẩm định Kịch bản cho từng lưu vực sông. Đồng thời, Cục đã gửi công văn lấy kiến của các đơn vị về Kịch bản nguồn nước. Đến nay, Cục đã nhận được 4/5 ý kiến của các đơn vị và đều nhất trí với dự thảo Kịch bản của các LVS.

Cục cũng đã cơ bản hoàn thiện việc tiếp thu, giải trình ý kiến của Hội đồng thẩm định cho hồ sơ Kịch bản của các lưu vực sông (gồm: dự thảo Quyết định công bố Kịch bản nguồn nước trên lưu vực sông và Báo cáo thuyết minh xây dựng kịch bản).

“Để xây dựng Kịch bản nguồn nước cho 06 lưu vực sông, Cục và các đơn vị đã tổng hợp số liệu nguồn nước của 133 hồ chứa thủy điện và 1505 hồ chứa thủy lợi lớn, quan trọng; số liệu quan trắc mực nước các tầng chứa nước; nhu cầu nước cho phát điện, nhu cầu nước của các ngành và sinh hoạt; dự báo xu thế diễn biến nguồn nước của các hồ chứa quan trọng, nguồn nước trên các tiểu lưu vực sông, trong tầng chứa nước dưới đất; dự báo khí tượng, thủy văn trên lưu vực sông”- Cục trưởng Châu Trần Vĩnh cho biết.

Quang cảnh cuộc họp

Cục trưởng Châu Trần Vĩnh cũng cho biết thêm, trong quá trình xây dựng, qua đánh giá số liệu về nguồn nước đến tích trữ tại các hồ chứa thủy điện, thủy lợi đến 15/12/2024 đã nhận định một số lưu vực có nguy cơ thiếu nước (LVS Sê San, LVS Srepok). Tuy nhiên, từ khoảng cuối tháng 12 đã có sự gia tăng lượng mưa trên lưu vực, do vậy, tính đến ngày 01/01/2025 lượng nước đến các hồ chứa trên hầu hết 06 lưu vực đã tăng đáng kể. Do vậy, về tổng thể, đến nay nhận định khả năng nguồn nước trên 06 lưu vực sông trong mùa cạn năm 2025 ở “Trạng thái bình thường”. Mặc dù vậy, trên từng lưu vực sông có một số vấn đề riêng, cụ thể như sau:

Đối với LVS Bằng Giang-Kỳ Cùng, trên một số tiểu lưu vực sông vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ (tiểu LVS Bắc Giang và tiểu vùng Mo Pia thuộc tiểu LVS Kỳ Cùng) và nguyên nhân chính là do thiếu hụt lượng mưa, lượng dòng chảy, năng lực lấy nước của các công trình và số lượng các công trình khai thác, công trình thủy lợi còn thiếu, chưa đồng bộ.

Đối với LVS Mã, một số khu vực thuộc các địa phương như: Điện Biện, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa vẫn có khả năng xảy ra thiếu nước cục bộ và nguyên nhân chính là do thiếu các công trình khai thác, tích trữ nước, hệ thống công trình thủy lợi.

Đối với LVS Hương, một số khu vực có khả năng xảy ra thiếu nước cục bộ (đặc biệt vào tháng 5, 6 năm 2025) và nguyên nhân chính là do: năng lực lấy nước và số lượng các công trình khai thác nước còn thiếu, chưa đồng bộ; thiếu nguồn cấp nước (khu vực đồng bằng ven biển ngoài đầm Cầu Hai và Phá Tam Giang ). Ngoài ra, vào các tháng cao điểm về sử dụng nước cho nông nghiệp và thủy điện (tháng 6, 7) thì nguồn nước của 03 hồ chứa Tả Trạch, Bình Điền và Hương Điền vẫn có nguy cơ không đáp ứng đầy đủ lượng nước cho các nhu cầu dùng nước, do đó, vẫn có nguy cơ hạn hán, thiếu nước vào các tháng cuối mùa cạn năm 2025.

Đối với LVS Đồng Nai, về tổng thể nguồn nước trên lưu vực đảm bảo đủ cho các nhu cầu sinh hoạt, an sinh xã hội; đảm bảo đầy đủ lượng nước cho các ngành kinh tế, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nguồn nước trên một số tiểu lưu vực thượng sông Đồng Nai (đến hồ Đại Ninh, hồ Đồng Nai 3) và lưu vực sông Bé (đến hồ Thác Mơ) vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước nếu không khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Một số khu vực thuộc các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Thuận vẫn có khả năng xảy ra thiếu nước cục bộ và nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ có khả năng thiếu nước ở các tiểu vùng là năng lực lấy nước và số lượng của các công trình khai thác, công trình, hệ thống công trình thủy lợi còn thiếu, chưa đồng bộ.

Đối với LVS Sê San, về tổng thể nguồn nước các hồ chứa thủy điện trên dòng chính sông Sê San tính đến 01/01/2025 đáp ứng cho nhu cầu phát điện và xả dòng chảy về hạ du. Ngoài ra, một số khu vực do chưa có hệ thống cấp nước chủ động từ các hồ chứa thủy lợi, nên vẫn có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ vào các tháng cuối mùa cạn.

Đối với LVS Srepok, nếu nhu cầu nước phục vụ phát điện tăng cao như năm 2022, hoặc các nhà máy điện trên lưu vực được điều động phát điện với sản lượng lớn, thiếu hụt các nguồn điện khác vào các tháng có nguy cơ xảy ra nắng nóng kéo dai (các tháng 4, 5, 6/2025), đồng thời với việc phải bảo đảm yêu cầu xả dòng chảy về hạ du theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Srêpốk, thì nguồn nước tích trữ tại các hồ có nguy cơ bị thiếu hụt, không đáp ứng đủ nước cho nhu cầu phát điện, xả dòng chảy tối thiểu về hạ du.

 
 
 

Lãnh đạo các đơn vị phát biểu tại cuộc họp

Ngoài ra, hiện tại, diện tích được tưới bởi các hệ thống công trình thủy lợi trên lưu vực chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích cần tưới, như vậy phần lớn diện tích còn lại chưa chủ động được nguồn nước mà phải dựa vào nguồn nước mưa, nước ngầm và sông suối tự nhiên dẫn đến một số khu vực sẽ có nguy cơ thiếu nước cục bộ khi xảy ra nắng nóng và không có mưa.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đánh giá cao tinh thần làm việc khẩn trương, tích cực của Cục Quản lý tài nguyên nước và các đơn vị liên quan.

“Đây là lần đầu tiên có Kịch bản nguồn nước nhằm điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông, góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh lương thực và các nhu cầu thiết yếu khác của người dân”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân cũng đề nghị Cục cần rà soát tiếp thu, nghiên cứu các ý kiến của các đơn vị và hoàn thiện kịch bản sớm trình lãnh đạo Bộ xem xét.

 

 

DWRM

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Quản lý tài nguyên nước: Những hạt giống “nảy mầm” từ quyết sách

Quản lý tài nguyên nước: Những hạt giống “nảy mầm” từ quyết sách

Tài nguyên nước là nền tảng của sự sống, là động lực phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nghịch lý về tài nguyên nước: “Quá thừa, quá thiếu, quá bẩn”. Hiện tượng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và sự phát triển bền vững của quốc gia. Trước bối cảnh đó, việc xây dựng và hoàn thiện các Quy hoạch tài nguyên nước trên lưu vực sông là bước đi mang tính chiến lược, đặt nền tảng pháp lý quan trọng, là gốc rễ cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 56/QĐ-TTg bổ nhiệm lại ông Lê Minh Ngân giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động phong trào thi đua năm 2025

Ngày 07/01, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn số 154/BTNMT-TCCB gửi Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Khối trưởng, Cụm trưởng các Khối, Cụm thi đua về việc phát động phong trào thi đua năm 2025.