Sign In

Bảo vệ môi trường

15:52 24/06/2008

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiều nước đang hứng chịu những thảm họa thiên tai do sự tàn phá thiên nhiên và lượng khí thải quá lớn gây hiệu ứng nhà kính. Môi trường sống của loài người đang bị đe dọa nghiêm trọng. Thế nhưng không ít người vẫn bàng quan cho rằng đó là chuyện của thế giới, của quốc gia.

Một môi trường sống lành mạnh là môi trường ở đó con người được hít thở không khí trong lành, được dùng nước sạch, thực phẩm an toàn vệ sinh... Nhưng trong thực tế, đã xảy ra nhiều hiện tượng xâm hại môi trường sống như: Nạn phá rừng hoành hành đang gây lở đất, lũ ống, lũ quét. Không ít nhà máy không có hệ thống xử lý nước thải, xả bừa bãi vào ao hồ, sông suối, gây ô nhiễm. Các công trình xây dựng ngổn ngang, những chiếc xe chở đất cát không che đậy kín làm rơi vãi dọc đường, gây bụi mù mịt khắp thành phố.

Các công trình thoát nước bị xây dựng lấn chiếm, rác thải ngăn lấp dòng chảy khiến các đường phố bị ngập nước bẩn khi trời mưa to. Ngay ở vùng nông thôn xưa kia được coi là gần gũi với thiên nhiên, có không khí trong lành, rau tươi quả ngọt, nay môi trường sống cũng bị ô nhiễm.Với tốc độ đô thị hóa nhanh, không còn những lũy tre xanh, những ao hồ nước trong veo. Ðường làng, ngõ xóm không có lối thoát nước, không có nơi đổ rác, cống rãnhtù đọng, gây mùi xú uế.


Ở những nơi có dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, nhiều chuồng trại ở khu dân cư rất mất vệ sinh, là những ổ chứa vi trùng. Chỉ một hành động tác hại môi trường cũng gây ảnh hưởng xấu đến mọi người chung quanh, đồng thời cũng tác động ngược lại, gây hại cho chính những người có hành động vô ý thức. Như vậy, việc tàn phá môi trường sống của con người không phải ở đâu xa, mà ở ngay bên cạnh mỗi chúng ta. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sức khỏe con người, gây nhiều bệnh tật, trong đó có những bệnh hiểm nghèo.



Cùng với sự phát triển những khu công nghiệp, khu đô thị mới, vấn đề bảo vệ môi trường phải được coi trọng. Việc áp dụng thành quả của khoa học như xử lý nước thải công nghiệp, rác trong sinh hoạt cũng như những phát minh ở trong nước, như làm hầm biogas, diệt khuẩn bằng phương pháp sinh học, lấy nước nuôi cá để bón lúa... rất có giá trị trong việc bảo vệ môi trường. Phong trào trồng cây gây rừng, phong trào xanh, sạch, đẹp ở nhiều thành phố cần được duy trì thường xuyên, có hiệu quả thiết thực. Ðể có môi trường sống tốt, mỗi cá nhân, mỗi nhà không thể tách rời môi trường sống chung của khu dân cư, của cả cộng đồng.

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Ling

22/04/2024 14:27

sSs

Quản lý tài nguyên nước: Những hạt giống “nảy mầm” từ quyết sách

Quản lý tài nguyên nước: Những hạt giống “nảy mầm” từ quyết sách

Tài nguyên nước là nền tảng của sự sống, là động lực phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nghịch lý về tài nguyên nước: “Quá thừa, quá thiếu, quá bẩn”. Hiện tượng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và sự phát triển bền vững của quốc gia. Trước bối cảnh đó, việc xây dựng và hoàn thiện các Quy hoạch tài nguyên nước trên lưu vực sông là bước đi mang tính chiến lược, đặt nền tảng pháp lý quan trọng, là gốc rễ cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 56/QĐ-TTg bổ nhiệm lại ông Lê Minh Ngân giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động phong trào thi đua năm 2025

Ngày 07/01, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn số 154/BTNMT-TCCB gửi Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Khối trưởng, Cụm trưởng các Khối, Cụm thi đua về việc phát động phong trào thi đua năm 2025.