Sign In

Dự báo xâm nhập mặn giảm dần từ tháng 5

17:08 22/04/2025

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Cơ quan khí tượng thủy văn nhận định, xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long có xu thế tăng vào cuối tháng 4. Từ tháng 5, xâm nhập mặn giảm dần.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày cuối tháng 4, thời tiết khu vực Nam Bộ phổ biến ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Nhiều khả năng mực nước tại các trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,01-0,5m.

Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu dao động theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,45m, tại Châu Đốc 1,65m, ở mức cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,2-0,35m.

Ranh mặn 4g/l tiến vào nội đồng các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: TTDBKTTVQG.

Tại trạm Vũng Tàu từ ngày 20-27/4, mực nước triều ổn định trong khoảng 3,2-3,7m. Từ ngày 28-29/4 mực nước có xu hướng tăng, dao động trong khoảng 3,95 - 4,16m. Thời gian xuất hiện đỉnh triều chủ yếu từ 0-3 giờ và 13-17 giờ hằng ngày.

Phía biển Tây tại trạm Rạch Giá, mực nước triều từ ngày 20-29/4 dao động quanh mức kém đến trung bình. Thời gian xuất hiện đỉnh triều trong khoảng 23 giờ đêm hôm trước đến 3 giờ sáng hôm sau.
Trên cơ sở này, cơ quan KTTV nhận định, từ ngày 21-30/4, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng vào những ngày cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức xấp xỉ và thấp hơn độ mặn cao nhất cùng kỳ tháng 4/2024.

Dự báo chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các cửa sông chính từ ngày 21-30/4:

  • Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi xâm nhập mặn 50-60km.

  • Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: Phạm vi xâm nhập mặn 35-40km.

  • Sông Hàm Luông: Phạm vi xâm nhập mặn 40-45km.

  • Sông Cổ Chiên: Phạm vi xâm nhập mặn 35-40km.

  • Sông Hậu: Phạm vi xâm nhập mặn 40-45km.

  • Sông Cái Lớn: Phạm vi xâm nhập mặn 35-40km.

Trong thời gian còn lại của mùa khô năm 2025, xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần; các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn còn tăng cao từ ngày 27/4-1/5. Từ tháng 5 xâm nhập mặn giảm dần. Cơ quan khí tượng thủy văn khuyến cáo người dân cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh.

Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng ĐBSCL cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.

 

 

 

nongnghiepmoitruong.vn

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Ứng phó với khô hạn: Không để ảnh hưởng đến người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Từ tháng 4-7, tình hình nắng nóng, khô hạn có khả năng xảy ra tại nhiều khu vực như Điện Biên, Sơn La, Lai Châu... và các tỉnh từ Phú Yên đến Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, ảnh hưởng đời sống người dân.

Dự báo mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào nội đồng ĐBSCL trong tháng 4

Trong tháng 4/2025, khu vực ĐBSCL tiếp tục đối mặt với nguy cơ xâm nhập mặn sâu vào nội đồng, đặc biệt là ở các khu vực ven sông Hậu, Tiền và Vàm Cỏ Tây.
Tình hình dự báo thủy văn tháng 4/2025

Tình hình dự báo thủy văn tháng 4/2025

Theo bản tin dự báo thủy văn thời hạn dài (từ ngày 01 đến 30/4/2025) của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thuộc Tổng Cục Khí tượng thủy văn cho biết: