Sign In

Bộ NN&MT: Công bố chuẩn hóa thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên nước

15:34 12/04/2025

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đã ban hành Quyết định số 642/QĐ-BNNMT về việc công bố chuẩn hóa thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Trong đó thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực tài nguyên nước cấp Trung ương có 19 thủ tục, cấp tỉnh 23 thủ tục, cấp huyện 2 thủ tục.

Các thủ tục cấp trung ương bao gồm: (1) Tạm dừng hiệu lực giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước; (2) Trả lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn; (3) Chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước, (4) Thẩm định phương án điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa; (5) Tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình cấp cho sinh hoạt đã đi vào vận hành và được cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước nhưng chưa được phê duyệt tiền cấp quyền; (6) Cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 3.000 m3 /ngày đêm trở lên; (7) Gia hạn, điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 3.000 m3 /ngày đêm trở lên.

Cùng với đó, (8) Cấp giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 3.000 m3 /ngày đêm trở lên; (9) Gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 3.000 m3 /ngày đêm trở lên; (10) Cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn; (11) Cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn; (12) Tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình chưa vận hành; (13) Tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình đã vận hành; (14) Điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; (15) Cấp giấy phép khai thác nước mặt, nước biển (đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 54/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024; (16) Gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước mặt, nước biển; (17) Gia hạn giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn; (18) Trả lại giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước; (19) Cấp lại giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước.

Hình ảnh minh họa. Nguồn internet

Các thủ tục cấp tỉnh bao gồm: (1) Tạm dừng hiệu lực giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước; (2) Trả lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ; (3) Đăng ký sử dụng mặt nước, đào hồ, ao, sông, suối, kênh, mương, rạch; (4) Lấy ý kiến về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất; (5) Lấy ý kiến về kết quả vận hành thử nghiệm bổ sung nhân tạo nước dưới đất; (6) Tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình cấp cho sinh hoạt đã đi vào vận hành và được cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước nhưng chưa được phê duyệt tiền cấp quyền; (7) Cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000 m3/ngày đêm; (8) Gia hạn, điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000 m3/ngày đêm; (9) Cấp giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000 m3/ngày đêm; (10) Gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000 m3/ngày đêm;

Cùng với đó, (11) Cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ; (12) Gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ; (13)  Cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ; (14) Tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình chưa vận hàn; (15) Tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình đã vận hành; (16) Điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; (17) Đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển; (18) Cấp giấy phép khai thác nước mặt, nước biển (đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 54/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024); (19) Gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước mặt, nước biển; (20) Trả lại giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước; (21) Cấp lại giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước; (22) Thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa thủy điện; (23) Lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

Các thủ tục cấp huyện bao gồm: (1) Đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất; (2)Lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

Theo đó, Quyết định cũng nêu nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên nước thuộc chức năng pham vị quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 3/4/2025 và thay thế Quyết định số 1545/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 6 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

 

DWRM

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: 'Kiên định mục tiêu, linh hoạt giải pháp hoàn thành các nhiệm vụ'

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị, ngành Nông nghiệp và Môi trường xác định rõ mục tiêu 'kiên định về định hướng, linh hoạt trong giải pháp' để hoàn thành nhiệm vụ năm 2025.

Quản lý tài nguyên nước thông minh cho phát triển bền vững thủy sản

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, sử dụng hợp lý tài nguyên nước là yếu tố then chốt trong việc nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản.

Phân công công tác Lãnh đạo Cục Quản lý tài nguyên nước

Ngày 10/4, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh đã ký ban hành Quyết định số 67/QĐ-TNN về việc phân công công tác Lãnh đạo Cục Quản lý tài nguyên nước.