Sign In

COP16 cam kết tài chính hơn 12 tỷ USD cho chống sa mạc hóa

16:03 12/12/2024

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Hội nghị lần thứ 16 các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về Chống Sa mạc hóa (COP16) diễn ra từ ngày 2 đến 10/12 tại Riyadh, Ả Rập Xê-út. Tại Hội nghị lần này, hơn 12 tỷ đô-la Mỹ đã được cam kết nhằm tăng cường khả năng chống chịu hạn hán, phục hồi đất và chống suy thoái đất. Số liệu này vừa được công bố trước thềm Ngày Đất Thế giới (05/12).

Hội nghị lần thứ 16 các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về Chống Sa mạc hóa (COP16) diễn ra từ ngày 2 đến 10/12 tại Riyadh, Ả Rập Xê-út. Tại Hội nghị lần này, hơn 12 tỷ đô-la Mỹ đã được cam kết nhằm tăng cường khả năng chống chịu hạn hán, phục hồi đất và chống suy thoái đất. Số liệu này vừa được công bố trước thềm Ngày Đất Thế giới (05/12).
 
Theo thông cáo báo chí công bố tại Hội nghị, Nhóm Điều phối Arab đã đóng góp 10 tỷ USD trong tổng số cam kết nói trên để giải quyết tình trạng sa mạc hóa, suy thoái đất và hạn hán. Quỹ Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), còn gọi là Quỹ OPEC, cam kết 1 tỷ USD và Ngân hàng Phát triển Hồi giáo đóng góp 1 tỷ USD, trong khi Saudi Arabia cam kết 150 triệu USD cho khả năng phục hồi sau hạn hán, phục hồi đất và chống suy thoái đất. Các cam kết được đưa ra tại Đối thoại Bộ trưởng về Tài chính, một chương trình quan trọng của COP16 tập trung vào việc mở khóa tài chính của khu vực công và tư nhân.
 
 
Liên Hiệp Quốc ước tính thế giới cần đầu tư đến 355 tỷ đô-la mỗi năm trong giai đoạn 2025-2030 để đáp ứng các mục tiêu phục hồi đất, nhưng chỉ có 77 tỷ đô-la dự kiến được cung cấp. Theo Liên Hiệp Quốc, sa mạc hóa, suy thoái đất và hạn hán là những thách thức môi trường cấp bách nhất hiện nay. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, mỗi giây, diện tích đất bị suy thoái tương đương với 4 sân bóng đá và mỗi năm, diện tích đất bị suy thoái lên tới 100 triệu hec-ta. Có tới 40% diện tích đất trên thế giới đã bị suy thoái, ảnh hưởng đến 3,2 tỷ người trên toàn cầu.

Tác giả bài viết: DWRM (T/h)

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

FAO: Công bố nghiên cứu cơ bản về hệ thống quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai trong nông nghiệp

FAO: Công bố nghiên cứu cơ bản về hệ thống quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai trong nông nghiệp

Mới đây, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã công bố một loạt các nghiên cứu cơ bản toàn diện về hệ thống quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai trong nông nghiệp ở Montenegro, Bắc Macedonia, Serbia và Turkmenistan.

Châu Âu đối mặt nguy cơ hạn hán nghiêm trọng mùa Hè 2025

Các nhà khoa học lên tiếng cảnh báo nguy cơ một mùa Hè khốc liệt đang cận kề, khi tình trạng hạn hán đang lan rộng trên khắp châu Âu, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực của khu vực.
WHO: Nghiên cứu mối liên hệ các vấn đề nước sạch, vệ sinh và tình trạng kháng thuốc kháng sinh

WHO: Nghiên cứu mối liên hệ các vấn đề nước sạch, vệ sinh và tình trạng kháng thuốc kháng sinh

WHO đã công bố Chương trình nghiên cứu mới về tình trạng kháng thuốc kháng sinh (AMR) trong sức khỏe con người trong mối liên hệ với các vấn đề về Nước sạch, nhà vệ sinh cơ bản, và thực hành vệ sinh tốt (WASH: water, sanitation, and hygiene).