Sign In

Sắp diễn ra Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

03:46 14/05/2024

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết, Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 sẽ được chức vào ngày 15/5/2024 tại Hà Nội. Sự kiện nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam (18/5) và 65 năm thành lập Bộ KH&CN.

 
Giải thưởng Tạ Quang Bửu được Bộ KH&CN tổ chức lần đầu tiên vào ngày 18/5/2014 nhằm khích lệ, tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu khoa học cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy KH&CN Việt Nam hội nhập và phát triển. Đến nay, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã trở thành một trong những Giải thưởng khoa học uy tín tại Việt Nam, được cộng đồng khoa học đánh giá cao. Sau 10 năm tổ chức, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã trao 18 giải chính và 4 giải cho nhà khoa học trẻ. 
 
Năm 2024, Bộ KH&CN triển khai tiếp nhận hồ sơ đăng ký Giải thưởng Tạ Quang Bửu từ tháng 11/2023 đến tháng 01/2024. Tổng số hồ sơ tiếp nhận là 97 hồ sơ, trong đó có 76 hồ sơ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, 21 hồ sơ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; 71 hồ sơ đề cử Giải thưởng chính và 26 hồ sơ đề cử Giải thưởng trẻ.

 
Ngày 15/8/2023, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 18/2023/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu. Đây là kết quả của quá trình tiếp nhận những ý kiến đóng góp tâm huyết từ các nhà khoa học, nhà quản lý trong các Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản của Quỹ NAFOSTED, Hội đồng Giải thưởng và các tổ chức KH&CN, đáp ứng mong muốn của cộng đồng khoa học nói chung và cộng đồng khoa học nghiên cứu cơ bản nói riêng. 
 
Một trong những điểm mới của Thông tư số 18/2023/TT-BKHCN là Giải thưởng Tạ Quang Bửu mở rộng việc xem xét, trao giải thưởng cho các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; Tiếp nhận hồ sơ theo hình thức đề cử thay vì ứng cử như trước; Xem xét, lựa chọn nhà khoa học để trao Giải thưởng thông qua việc đánh giá kết quả nghiên cứu cơ bản trong tối đa 03 bài báo khoa học quốc tế được công bố trong thời gian 07 năm.

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Công nghệ AI và giải pháp cảnh báo sớm sạt lở bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải đối mặt với tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng. Trước thực tế đó, nhóm nghiên cứu của Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Ngọc Thắng thuộc Trường Đại học Tiền Giang đã tiến hành nghiên cứu khả năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác cảnh báo sớm sạt lở bờ sông.

Đầu tư vào cảnh báo sớm thiên tai nhằm bảo vệ con người trước thảm họa

Theo thống kê của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), trong giai đoạn từ năm 1970 đến 2021, thế giới đã ghi nhận gần 12.000 thảm họa liên quan đến thời tiết cực đoan, làm hơn 2 triệu người thiệt mạng và gây thiệt hại kinh tế lên tới 4.300 tỷ USD.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Kế hoạch của thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Kế hoạch của thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Ngày 27/3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ký Quyết định số 503/QĐ-BNNMT về việc ban hành Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết số 193/2025/QH15 ngày 19/02/2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 09/01/2025 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.