Sign In

Quảng Ninh: Nguy cơ thất thoát ngân sách từ khai thác nước ngầm

10:54 23/02/2023

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Hàng loạt khách sạn, nhà hàng, trường học, nhà máy ở Quảng Ninh được xác định sử dụng nước giếng khoan. Lượng nước máy sử dụng rất ít, chỉ đủ để duy trì hợp đồng cấp nước. Chưa có cơ quan nào thống kê được nguồn tài nguyên đã bị thất thoát bao nhiêu từ việc sử dụng tài nguyên trái phép.


Chủ yếu khai thác tự phát
 
Sau loạt bài phản ánh của Báo Đại Đoàn Kết về tình trạng khai thác, sử dụng nước ngầm trái phép ở một số khu đô thị lớn tại Quảng Ninh, một lãnh đạo Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh này thừa nhận, thực trạng này đang diễn ra phổ biến, thiếu sự giám sát, quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương.
 
Theo tìm hiểu, hiện tại Quảng Ninh có 72 đơn vị được cấp giấy phép khai thác nước trên địa bàn để cấp nước sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở các đô thị, cấp nước sinh hoạt ở nông thôn, cấp nước cho sản xuất công nghiệp….Tuy nhiên, con số đơn vị khai thác nước ngầm không đăng ký lớn hơn rất nhiều.
 
Tại thành phố Hạ Long, trung tâm du lịch, dịch vụ sầm uất nhất tỉnh Quảng Ninh, thực trạng khách hàng có hợp đồng dịch vụ cấp nước nhưng chủ yếu sử dụng nguồn nước giếng khoan diễn ra phổ biến. Chỉ tính riêng khu vực phường Bãi Cháy, số khách hàng sử dụng 2 nguồn nước, trong đó chủ yếu sử dụng nước giếng khoan không đăng ký đã có trên 60 đơn vị, chưa kể hàng loạt hộ gia đình khoan giếng tự phát phục vụ ăn uống, sinh hoạt.
 
Việc khoan giếng trong nhân dân trên địa bàn tỉnh diễn ra tự phát, sử dụng nước vào nhiều mục đích khác nhau. Hoạt động khai thác này hầu như không có giấy phép, làm mực nước ngầm có nguy cơ bị hạ thấp, ô nhiễm, nguồn nước mặt vì thế bị suy giảm.
 
Ngoài việc thất thoát tài nguyên nước, Quảng Ninh cũng bị thất thoát đáng kể từ các khoản thuế, phí đối với hoạt động khai thác nước ngầm theo quy định hiện hành.


Giếng khoan tự phát tràn lan tại khu dân cư.
 
Thất thoát nguồn thu từ khai thác nước ngầm
 
Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 của Chính phủ, quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt, cụ thể như sau: “Ủy ban nhân dân phường, thị trấn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tự khai thác nước để sử dụng”.
 
Đối với trường hợp tự khai thác nước để sử dụng, “Hàng quý, người nộp phí kê khai phí với Ủy ban nhân dân phường, thị trấn và nộp phí vào tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt” của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn mở tại Kho bạc Nhà nước chậm nhất là ngày 20 tháng đầu tiên của quý tiếp theo. Căn cứ khai, nộp phí là số lượng nước tự khai thác sử dụng trong quý, giá bán nước sạch và mức phí theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này”.
 
Về mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, thực hiện theo Nghị quyết 93/2022/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh quy định tại Nghị quyết số 61/2017/NQ-HĐND ngày 7/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Theo đó, mức phí được áp dụng đối với từng địa phương, như mức thu trên địa bàn thành phố Móng Cái là 15% giá thành nước sạch. Tính theo biểu giá nước hiện tại thì hộ kinh doanh (nhà hàng, khách sạn), tương ứng mức phí là 3.045 đồng/1m3 nước khai thác; các trường học, bệnh viện là 1.815 đồng/1m3. Địa bàn thành phố Hạ Long là 25% giá thành nước sạch, mỗi m3 nước sạch của cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ thất thu ngân sách 5.075 đồng.
 
Về thuế tài nguyên, theo quy định tại Thông tư 152 /2015/TT-BTC ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế tài nguyên, nước thiên nhiên bao gồm: Nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy, các tổ chức, cá nhân khai thác phải nộp thuế tài nguyên.
 
Như vậy, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác nước ngầm phải chịu mức thuế suất đối với hoạt động kinh doanh nước sạch là 1%, các mục đích khác là 3% trên đơn giá tính thuế tài nguyên theo quyết định của UBND tỉnh hoặc giá thành của sản phẩm.
 
Một khoản phí khác là phí dịch vụ môi trường rừng. Đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định khoản 2 Điều 63 Luật Lâm nghiệp 2017 và Điều 57 Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Về mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 59 Nghị định 156/2018/NĐ-CP: “Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch là 52 đồng/1m3 nước thương phẩm.”.
 
Như vậy, các tổ chức cá nhân tự ý khai thác nước ngầm để sử dụng làm nước sạch sinh hoạt có nguy cơ gây thất thu ngân sách. Cụ thể, nếu áp dụng với nhà hàng, khách sạn tại thành phố Móng Cái là 3.187 đồng/1m3; các nhà hàng, khách sạn tại thành phố Hạ Long là 5.217 đồng/1m3.
 
Ngoài ra, nếu hoạt động khai thác được cấp phép, đơn vị khai thác phục vụ kinh doanh dịch vụ phải chịu thêm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, theo quy định tại Nghị định 41/2021/NĐ-CP ngày 30/3/2021 của Chính phủ về thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Trong một diễn biến liên quan đến hành vi khai thác nước dưới trái phép của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC tại 3 giếng khoan GK04, GK07, GK08 thuộc địa bàn phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh xác định số tiền thu lợi bất hợp pháp của đơn vị sử dụng nước để tưới cỏ sân golf trong thời gian từ tháng 3/2018 đến 17/3/2021 là trên 8 tỷ đồng. Như vậy với số lượng hàng trăm cơ sở khai thác, sử dụng trái phép nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh thì số tiền thu lợi bất hợp pháp sẽ là bao nhiêu?

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Hà Nội lập đoàn giám sát việc quản lý đất khu vực bãi sông, ngoài đê

Hà Nội lập đoàn giám sát việc quản lý đất khu vực bãi sông, ngoài đê

Trong tháng 8 và 9/2024, Thường trực HĐND TP. Hà Nội sẽ làm việc với các đơn vị, địa phương nơi có các khu vực bãi sông, ngoài đê sông Hồng, sông Đuống.
Bệnh viện Chợ Rẫy vi phạm nhiều quy định pháp luật về môi trường

Bệnh viện Chợ Rẫy vi phạm nhiều quy định pháp luật về môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết luận chỉ ra, bệnh viện xả nước thải có các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải.
Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn khai thác nước mặt vượt lưu lượng cho phép

Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn khai thác nước mặt vượt lưu lượng cho phép

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Công ty Cổ phần (CP) Xi măng Vicem Bút Sơn, trong đó chỉ ra, công ty đã khai thác nước mặt vượt lưu lượng cho phép.