Sign In

TÂY NINH: KẾT QUẢ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÁNG 10 NĂM 2024

03:21 28/10/2024

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Tây Ninh là một tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 4.032,61km2. Trong phạm vi tỉnh hiện nay có 14 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất.


Tài nguyên nước dưới đất tỉnh Tây Ninh gồm 5 tầng chứa nước chính là Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocene trên (qp3), Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocene giữa-trên (qp2-3), Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocene dưới (qp1), Tầng chứa nước lỗ hổng trong các đá trầm tích Pliocene giữa (n22) và Tầng chứa nước lỗ hổng trong các đá trầm tích Pliocene dưới (n21).

Tổng tài nguyên nước dự báo cho các tầng chứa nước như sau: tầng chứa nước qp3 là 1.242.116m3/ngày, tầng chứa nước qp2-3 là 2.313.888m3/ngày, tầng chứa nước qp1 là 585.340m3/ngày, tầng chứa nước n22 là 726.900m3/ngày, tầng chứa nước n21 là 684.249m3/ngày. Trong bản tin này phạm vi dự báo tài nguyên nước dưới đất trong tỉnh sẽ thực hiện cho 5 tầng chứa nước chính.

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocene trên (qp3)

Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 9 dâng so với tháng 8. Giá trị dâng cao nhất là 0,39m tại xã Thành Long, huyện Châu Thành (Q023020M2). Mực nước trung bình tháng nông nhất là -1,83m tại Phường 1, TX Tây Ninh (Q221020) và sâu nhất là -2,86m tại xã Thành Long, huyện Châu Thành (Q023020M2). Trong tháng 10 và tháng 11 mực nước có hạ dao động khoảng 0,25-0,5m.

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tíchPleistocene giữa-trên (qp2-3)

Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 9 dâng so với tháng 8. Giá trị dâng cao nhất là 0,71m tại xã Thành Long, huyện Châu Thành (Q222230).

Mực nước trung bình tháng nông nhất là -0,93m tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên (Q22002Z) và sâu nhất là -6,74m tại TT Bến Cầu, huyện Bến Cầu (Q634030). Trong tháng 10 và tháng 11 mực nước có dâng dao động khoảng 0,25-0,5m.

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocene dưới (qp1)

Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 9 dâng so với tháng 8. Giá trị dâng cao nhất là 0,22m tại TT Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng (Q02304TM1).

Mực nước trung bình tháng nông nhất là -2,79m tại Phường 1, TX Tây Ninh (Q22104T) và sâu nhất là -4,75m tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên (Q220040M1). Trong tháng 10 và tháng 11 mực nước có xu thế dâng dao động trong khoảng 0,25-0,5m.

Tầng chứa nước lỗ hổng trong các đá trầm tích Pliocene giữa (n2 2 )

Trong phạm vi tỉnh, theo kết quả quan trắc tại phường 1, thị xã Tây Ninh (Q22104Z). Mực nước trung bình tháng 9 dâng 0,11m so với tháng 8. Trong tháng 10 và tháng 11 mực nước có xu thế dâng dao động trong khoảng 0,25-0,5m.

Tầng chứa nước lỗ hổng trong các đá trầm tích Pliocene dưới (n2 1 )

Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 9 dâng so với tháng 8. Giá trị dâng cao nhất là 0,26m tại TT Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng (Q02304ZM1). Mực nước trung bình tháng nông nhất là -5,89m tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên (Q220050M1) và sâu nhất là -8,36m tại TT Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng (Q02304ZM1). Trong tháng 10 và tháng 11 mực nước có xu thế dâng dao động trong khoảng 0,25-0,5m.

CHI TIẾT KẾT QUẢ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TÂY NINH THÁNG 10 NĂM 2024 XIN MỜI XEM TẠI ĐÂY.



 

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Dự báo xâm nhập mặn giảm dần từ tháng 5

Cơ quan khí tượng thủy văn nhận định, xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long có xu thế tăng vào cuối tháng 4. Từ tháng 5, xâm nhập mặn giảm dần.

Ứng phó với khô hạn: Không để ảnh hưởng đến người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Từ tháng 4-7, tình hình nắng nóng, khô hạn có khả năng xảy ra tại nhiều khu vực như Điện Biên, Sơn La, Lai Châu... và các tỉnh từ Phú Yên đến Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, ảnh hưởng đời sống người dân.

Dự báo mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào nội đồng ĐBSCL trong tháng 4

Trong tháng 4/2025, khu vực ĐBSCL tiếp tục đối mặt với nguy cơ xâm nhập mặn sâu vào nội đồng, đặc biệt là ở các khu vực ven sông Hậu, Tiền và Vàm Cỏ Tây.