Sign In

KẾT QUẢ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN THÁNG 10 NĂM 2024

02:53 28/10/2024

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Lưu vực sông Thạch Hãn là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, bao gồm tỉnh Quảng Trị với diện tích lưu vực 2.660 km². Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Tài nguyên nước dưới đất trên lưu vực sông bao gồm 2 tầng chứa nước chính là tầng chứa nước Holocen (qh) và tầng chứa nước Pleistocen (qp). Tổng tài nguyên nước dự báo cho các tầng chứa nước: tầng chứa nước Holocen (qh) là 515.511m3/ngày, tầng chứa nước Pleistocen (qp) là 212.099m3/ngày.


Tầng chứa nước Holocene (qh)

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 9 so với tháng 8 có xu thế dâng hạ không đáng kể, có 2/4 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể, 1/4 công trình mực nước hạ và 1/4 công trình mực nước dâng. Giá trị dâng là 0,1m tại xã Hải Lệ, huyện Triệu Phong (QT9a-QT) và giá trị hạ là 0,09m tại xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong (QT7a-QT).

Trong tháng 9: Mực nước trung bình tháng nông nhất là -1,09m tại xã Gio Hải, huyện Gio Linh (QT3a-QT) và sâu nhất là -7,2m tại xã Hải Lệ, huyện Triệu Phong (QT9a-QT). Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 9 so với cùng thời điểm 1 năm trước và 5 năm trước cho thấy mực nước suy giảm lớn nhất lần lượt là 0,97m và 0,80m tại huyện Lệ Thuỷ và huyện Triệu Phong.

Diễn biến mực nước dưới đất dự báo tháng 10 so với mực nước thực đo tháng 9 có xu thế không rõ ràng, có 2/4 công trình mực nước dâng, 2/4 công trình mực nước hạ. Mực nước dâng từ 0,2 đến 0,5m tập trung ở huyện Triệu Phong, huyện Lệ Thuỷ và mực nước hạ từ 0,2 đến 0,5m tập trung ở huyện Gio Linh, huyện Triệu Phong.

Tầng chứa nước Pleistocene (qp)

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 9 so với tháng 8 có xu thế dâng, có 5/9 công trình mực nước dâng, 3/9 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể và 1/9 công trình mực nước hạ. Giá trị dâng cao nhất là 0,29m tại xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ (QT5-QT) và giá trị hạ là 0,21m tại xã Cam Thành, huyện Cam Lộ (QT6-QT).

Trong tháng 9: Mực nước trung bình tháng nông nhất là -0,22m tại xã Gio Mai, huyện Gio Linh (QT4-QT) và sâu nhất là -7,18m tại xã Hải Lệ, huyện Triệu Phong (QT9b-QT).

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 9 so với cùng thời điểm 1 năm và 5 năm trước cho thấy mực nước suy giảm lớn nhất lần lượt là 1,07m và 1,44m tại huyện Lệ Thuỷ.

Diễn biến mực nước dưới đất dự báo tháng 10 so với mực nước thực đo tháng 9 có xu thế dâng, có 5/9 công trình mực nước dâng, 2/9 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể và 2/9 công trình mực nước hạ. Mực nước dâng từ 0,2 đến 0,5m tập trung ở huyện Cam Lộ, huyện Vĩnh Linh, huyện Triệu Phong, huyện Gio Linh, huyện Lệ Thủy và mực nước hạ từ 0,2 đến 0,5m tập trung ở huyện Gio Linh, huyện Cam Lộ.

CHI TIẾT KẾT QUẢ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN THÁNG 10 NĂM 2024 XIN MỜI XEM TẠI ĐÂY.





 

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Quản lý tài nguyên nước: "Chìa khoá" bảo vệ vùng "đất chín rồng"

Quản lý tài nguyên nước là "chìa khóa" chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Do đó phải kết hợp dự án hạ tầng thuỷ lợi và giao thông để quản lý tài nguyên nước, điều tiết lũ thượng nguồn và phân phối nước ngọt; giảm khai thác nước ngầm để chống sụt lún; sắp xếp lại các khu dân cư ven sông, kênh, rạch và hỗ trợ chuyển đổi sinh kế cho người dân ĐBSCL.
Chia sẻ kinh nghiệm vận hành liên hồ chứa qua cơn bão số 3

Chia sẻ kinh nghiệm vận hành liên hồ chứa qua cơn bão số 3

Ngày 29/10, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý Đê điều và phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã tổ chức hội thảo “Thực tiễn và thách thức trong vận hành liên hồ chứa trên sông Hồng qua cơn bão số 3”. TS Hoàng Văn Thắng, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam chủ trì Hội thảo.
TRÀ VINH: KẾT QUẢ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÁNG 10 NĂM 2024

TRÀ VINH: KẾT QUẢ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÁNG 10 NĂM 2024

Trà Vinh là một tỉnh thuộc lưu vực sông Cửu Long có diện tích tự nhiên là 2.295,1 km2. Trong phạm vi hiện nay có 16 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất.