Sign In

72 quốc gia trải qua mùa hè nóng nhất trong lịch sử do biến đổi khí hậu

07:33 20/09/2024

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Theo báo cáo mới công bố của tổ chức Climate Central (Mỹ) cho thấy, cứ bốn người trên hành tinh thì có một người bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ do biến đổi khí hậu gây ra hằng ngày vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8 năm 2024 do đốt nhiên liệu hóa thạch, chẳng hạn như dầu, khí đốt và than đá, và các hoạt động của con người.


Báo cáo cũng cho biết, từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay, 2 tỷ người đã bị ảnh hưởng nhiệt độ đe dọa sức khỏe trong hơn 30 ngày do biến đổi khí hậu gây ra.
 
72 quốc gia đã trải qua mùa hè nóng nhất kể từ năm 1970, chủ yếu là do biến đổi khí hậu. 180 thành phố ở Bắc bán cầu đã trải qua ít nhất một đợt nắng nóng cực độ từ tháng 6 đến tháng 8. Những đợt nắng nóng này, trung bình, có khả năng xảy ra cao hơn 21 lần hiện nay do ô nhiễm carbon, chủ yếu do đốt than, dầu và khí đốt.
 
"Nhiệt độ cao đã gây nguy hiểm cho sức khỏe của hàng tỷ người trên khắp thế giới trong ba tháng qua", Andrew Pershing, phó chủ tịch khoa học tại Tổ chức Climate Central, cho biết. "Không có khu vực, quốc gia hay thành phố nào an toàn trước các mối đe dọa chết người do đốt nhiên liệu hóa thạch gây ra".
 
Đông Nam Á là khu vực có nhiều người nhất trên hành tinh phải chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ do biến đổi khí hậu gây ra trong ít nhất 60 ngày vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8 năm 2024. Trong những tháng này, hơn 204 triệu người đã trải qua nhiệt độ có khả năng xảy ra cao hơn ít nhất năm lần do biến đổi khí hậu.
 
Từ tháng 6 đến tháng 8, Malaysia, Indonesia, Singapore và Philippines đã trải qua nhiệt độ cao gấp ít nhất ba lần do biến đổi khí hậu trong hơn 60 ngày. Thái Lan và Việt Nam đã chứng kiến những điều kiện như vậy với khoảng 52 và 46 ngày. Hầu như toàn bộ dân số Philippines, Singapore và Việt Nam đều phải chịu nhiệt độ có khả năng gây nguy cơ cho sức khỏe con người trong ít nhất một tuần, khả năng xảy ra tăng gấp ba lần do biến đổi khí hậu. Hơn hai phần ba dân số Thái Lan và Indonesia phải chịu nhiệt độ đe dọa sức khỏe tương tự.


 
Nghiên cứu sử dụng Chỉ số chuyển dịch khí hậu của Tổ chức Climate Central cũng đã phân tích định lượng tác động của biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ và ước tính số người bị ảnh hưởng bởi những điều kiện khắc nghiệt này. Phân tích cung cấp dữ liệu chi tiết về tình trạng tiếp xúc với nhiệt ở cấp độ toàn cầu, khu vực, địa phương và tại khoảng 1.200 thành phố. Để ước tính rủi ro của nhiệt đối với sức khỏe con người, các nhà nghiên cứu đã xem xét những ngày nhiệt độ nóng hơn đáng kể so với hồ sơ lịch sử — những ngày "nhiệt độ nguy hiểm". Nhiệt độ vào những ngày này cao hơn 90% nhiệt độ được quan sát thấy ở một khu vực địa phương trong giai đoạn 1991-2020 — đây là gây ngưỡng tử vong tối thiểu mà ở đó rủi ro sức khỏe liên quan đến nhiệt độ tăng lên đáng kể.
 
Những phát hiện chính:
 
● Hơn 2 tỷ người (chiếm 25% dân số toàn cầu) đã trải qua từ 30 ngày nắng nóng nguy hiểm trở lên, có khả năng xảy ra cao gấp ít nhất ba lần do biến đổi khí hậu.
 
● Hơn 4 tỷ người đã phải đối mặt với nhiệt độ bất thường có khả năng xảy ra cao gấp ít nhất ba lần do biến đổi khí hậu vào ngày 13 tháng 8, thời điểm đỉnh điểm của đợt nắng nóng toàn cầu.
 
● Trong mùa phá kỷ lục này, khi 72 quốc gia phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2024, rất ít khu vực đô thị thoát khỏi tác động của ô nhiễm carbon, chủ yếu do đốt nhiên liệu hóa thạch.
 
● Trung bình một người đã trải qua thêm 17 ngày “nóng bức nguy hiểm” trên toàn thế giới do biến đổi khí hậu, gây ra nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe toàn cầu.
 
● Ở Đông Nam Á, Philippines và Singapore đã trải qua giai đoạn nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 7 đến tháng 8 năm 2024 kể từ năm 1970 trở lại đây.

 


Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Ngày Nhà vệ sinh thế giới 2024

Ngày Nhà vệ sinh thế giới được tổ chức vào ngày 19 tháng 11 hàng năm, nhằm truyền cảm hứng cho hành động giải quyết cuộc khủng hoảng vệ sinh toàn cầu, lời kêu gọi nghiêm túc về vấn đề vệ sinh toàn cầu.
Mỹ và Mexico ký thỏa thuận ngăn chặn tình trạng thiếu nước

Mỹ và Mexico ký thỏa thuận ngăn chặn tình trạng thiếu nước

Thỏa thuận, được hoàn tất sau hơn 18 tháng đàm phán, được đưa ra trong bối cảnh thiếu nước đang gia tăng trên cả hai bờ sông Rio Grande, nơi tạo thành một phần biên giới chung giữa Mỹ và Mexico.
Bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt: Hướng tới đạt mục tiêu về đa dạng sinh học

Bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt: Hướng tới đạt mục tiêu về đa dạng sinh học

Thế giới đã trải qua nhiều thập kỷ quản lý sai nguồn dự trữ nước ngọt, cản trở tiến trình hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG).