Sign In

Một số điểm mới của Luật Tài nguyên nước năm 2023 gắn với bảo đảm an ninh nguồn nước trên địa bàn TP Đà Nẵng

17:28 14/05/2025

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Ngày 14/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo khoa học về một số điểm mới của Luật Tài nguyên nước năm 2023 gắn với việc bảo đảm an ninh nguồn nước trên địa bàn thành phố.

Theo Đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường Đà Nẵng cho biết, Luật Tài nguyên nước năm 2023 có 10 chương với 86 Điều, thể hiện rõ quan điểm bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, chú trọng sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phục hồi các dòng sông đã bị suy thoái.

Để đảm bảo an ninh nguồn nước trên địa bàn, thành phố Đà Nẵng sẽ triển khai nhiều giải pháp như giám sát chặt chẽ việc vận hành của các nhà máy thuỷ điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn để kịp thời phát hiện các vi phạm và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có ý kiến điều chỉnh, chấn chỉnh việc vận hành.

Đồng thời, tăng cường các hoạt động của Ban điều phối quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng; gia cố đập tạm trên sông Quảng Huế. Bên cạnh đó, bảo đảm mực nước tại thượng lưu đập dâng An Trạch cho các trạm bơm hoạt động và rà soát, đánh giá việc rò rỉ, hư hỏng tại các cửa van để khắc phục; khai thác tối đa công suất của Nhà máy nước Hoà Liên khi nguồn nước tại sông Cẩm Lệ, cửa lấy nước của Nhà máy nước Cầu Đỏ bị nhiễm mặn nặng và mực nước tại đập dâng An Trạch bị hạ thấp.

Đại diện Sở NN&MT Đà Nẵng giới thiệu một số điểm mới của Luật Tài nguyên nước năm 2023.

Cùng với đó, bảo vệ nghiêm ngặt nguồn sinh thuỷ trên các lưu vực sông nội tỉnh (sông Cu Đê, Túy Loan) và các suối Lương, Đá, Tình, hồ Hòa Trung trước các nguy cơ đe doạ cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy, phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông và các hành vi vi phạm các quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; bảo vệ nguồn sinh thủy…

Sở Nông nghiệp và Môi trường Đà Nẵng đang tham mưu UBND thành phố kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường đầu tư công trình điều tiết nước sông Quảng Huế, dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi An Trạch (các đập dâng An Trạch, Thanh Quýt, Bàu Nít, Hà Thanh). Trong tương lai, thành phố nghiên cứu xây dựng hồ chứa nước trên sông Bắc; khai thác nguồn nước trên sông Thu Bồn…

Đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường Đà Nẵng cho biết thêm, việc sáp nhập với tỉnh Quảng Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác khai thác và quản lý nguồn nước, thời gian tới cần tiếp tục duy trì Ban điều phối lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng, đồng thời, mở rộng phạm vi hoạt động của Ban này ra các địa bàn Kon Tum, Quảng Ngãi (sau khi sáp nhập sẽ là Quảng Ngãi).

Mục tiêu là đảm bảo quản lý tổng thể nguồn nước từ thượng lưu đến hạ lưu, đặc biệt chú trọng việc bảo vệ các khu vực sinh thủy - yếu tố then chốt để gìn giữ nguồn nước cho các địa phương vùng hạ lưu theo đúng tinh thần của Luật Tài nguyên nước.

 

 

DWRM (T/h)

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Hà Nội điều chỉnh, bổ sung danh mục 339 hồ, ao, đầm không được san lấp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2423/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp tại Quyết định số 1614/QĐ-UBND ngày 20/3/2023.

Lấy nước sông Đà làm sống lại những dòng sông Hà Nội

Sáng 15-5, tại Trường Đại học Xây dựng, Hội Cơ học Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học, đề xuất các giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước và văn hóa nước vùng phía Tây Hà Nội.

Tuyên Quang: Bảo vệ an toàn, an ninh nguồn nước

Sau gần 1 năm thực hiện Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước về việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, nhiều đoạn sông, suối đã được bảo vệ, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất ven bờ, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, bảo đảm an toàn, an ninh nguồn nước.