Sign In

Lào Cai: Góp phần đưa dòng nước sạch về vùng nông thôn

17:03 15/04/2025

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn thường ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, nằm ở vị trí cao (thường trên đồi cao, nơi đầu nguồn nước).

Để dòng nước luôn ổn định, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, những cán bộ quản lý các công trình nước sạch nông thôn đã không quản vất vả, trèo đồi, lội suối, kịp thời phát hiện, sửa chữa đường ống hư hỏng, vận hành tốt các công trình, đưa dòng nước sạch về với bà con vùng nông thôn.

Cán bộ Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đi kiểm tra đầu nguồn nước dẫn về công trình.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 649 công trình cấp nước đang hoạt động (chiếm 78,7% tổng số công trình), cấp nước cho khoảng 36.000 hộ dân (đạt 63% so với công suất thiết kế).

Mỗi công trình nước sạch nông thôn đều có Tổ quản lý vận hành, tùy quy mô công trình sẽ bố trí 1 - 2 cán bộ phụ trách. Cán bộ quản lý vận hành có nhiệm vụ trực nhà điều hành, ghi sổ nhật ký vận hành, theo dõi, sửa chữa, bảo dưỡng; thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống, kịp thời phát hiện sự cố và sửa chữa, khắc phục, đảm bảo phục vụ nước sinh hoạt cho Nhân dân.

Mỗi ngày, cán bộ Tổ quản lý vận hành công trình nước sạch sẽ kiểm tra, dọn rác ở đầu nguồn nước, kiểm tra đường ống dẫn nước về bể chứa, các mối nối để phát hiện, xử lý kịp thời khi có hư hỏng.
 

Việc quản lý, vận hành tốt các công trình nước sạch nông thôn góp phần nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh ở nông thôn.

baolaocai.vn

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Italia cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu khí hậu

Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Lê Công Thành, GS. Francesco Corvaro, Đặc phái viên biến đổi khí hậu Italia, khẳng định cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu khí hậu.

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: biểu tượng sự hồi sinh và phát triển sau 50 năm

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất, TP Hồ Chí Minh đã thay da đổi thịt từng ngày. Trong hành trình phát triển ấy, có một dòng chảy vẫn lặng lẽ chảy qua bao biến động thời cuộc, đó là kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Từ dòng nước đen kịt, ô nhiễm trầm trọng, giờ đây kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trở thành một biểu tượng tiêu biểu cho quá trình phát triển, mang lại sức sống mới cho đô thị.

Dự báo mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào nội đồng ĐBSCL trong tháng 4

Trong tháng 4/2025, khu vực ĐBSCL tiếp tục đối mặt với nguy cơ xâm nhập mặn sâu vào nội đồng, đặc biệt là ở các khu vực ven sông Hậu, Tiền và Vàm Cỏ Tây.