Sign In

Yêu cầu các chủ hồ, đập thủy lợi, thủy điện ứng phó với động đất

11:45 08/08/2024

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Ở huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) liên tiếp xuất hiện các trận động đất, do đó tỉnh Gia Lai đã yêu cầu các địa phương, đặc biệt là các chủ hồ, đập thủy lợi, thủy điện chủ động ứng phó với động đất, nhất là vào thời điểm ở địa phương đang trong mùa mưa bão, mực nước ở các hồ, đập dâng cao.


Theo tin từ Viện Vật lý địa cầu, trong các ngày 28-29/7 liên tiếp xảy ra nhiều trận động đất tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum). Trong đó, trận động đất lớn xảy ra lúc 11 giờ 35 phút 10 giây ngày 28/7/2024 với độ lớn M = 5.0, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2 ở khu vực tâm chấn và lân cận. Đây được xem là trận động đất có cường độ lớn nhất quan trắc được từ năm 1903 tới nay tại khu vực.
 
Tỉnh Gia Lai cũng chịu ảnh hưởng bởi các trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông. Gần đây nhất, khoảng 11 giờ 35 phút ngày 28/7, tại nhiều địa phương ở Gia Lai ghi nhận cơn địa chấn nhẹ trong khoảng vài giây.
 
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 73/CĐ-TTg ngày 29/7/2024, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố thông tin kịp thời về động đất và dư chấn do động đất, hướng dẫn kỹ năng ứng phó, ổn định tâm lý cho nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng bởi động đất, tránh tâm lý hoang mang, nhất là người dân tại khu vực gần tâm chấn động đất.
 
Cơ quan chức năng và chính quyền cơ sở khẩn trương kiểm tra nắm tình hình, đánh giá thiệt hại, ảnh hưởng của động đất đến công trình nhà ở của nhân dân và công trình cơ sở hạ tầng, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.
 
Đơn vị chức năng kiểm tra các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là hồ đập thủy lợi, thủy điện, công trình giao thông để kịp thời phát hiện, có biện pháp ứng phó và khắc phục sự cố, hư hỏng (nếu có) để bảo đảm an toàn cho công trình.
 
Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương chỉ đạo các đơn vị quản lý, khai thác công trình đập, hồ chứa nước rà soát củng cố năng lực đội ngũ quản lý, vận hành công trình; kiểm tra việc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định của pháp luật.
 
Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh… phối hợp với các lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả, kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý các vấn đề vượt thẩm quyền.
 
Đặc biệt, các chủ hồ, đập thủy lợi, thủy điện phải theo dõi chặt chẽ tình hình dư chấn động đất để chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du công trình. Đồng thời thực hiện nghiêm túc vận hành hồ chứa theo quy trình vận hành đã phê duyệt; bố trí lực lượng đủ năng lực chuyên môn để quản lý, vận hành công trình theo quy định của pháp luật. Các chủ hồ, đập tiếp tục thực hiện nghiêm quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định của pháp luật; chủ động rà soát, triển khai nội dung theo thẩm quyền quy định.

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Nâng cao hiệu quả thông tin cảnh báo, bảo đảm an toàn đập hồ chứa nước

Việc quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi gặp nhiều thách thức do biến đổi khí hậu khiến tần suất và cường độ mưa lũ tăng. Do đó, cần tăng cường thể chế, chính sách trong quản lý, đầu tư, bảo vệ công trình hồ chứa, đập dâng. Đồng thời nâng cao năng lực thông tin, cảnh báo, dự báo nguồn nước và đưa ra kịch bản cắt lũ, xả lũ phù hợp, bảo đảm an toàn cho vùng hạ du…
Các nhà khoa học Nga tìm ra phương pháp giám sát ô nhiễm nước theo thời gian thực

Các nhà khoa học Nga tìm ra phương pháp giám sát ô nhiễm nước theo thời gian thực

Phương pháp mới theo dõi ô nhiễm nước giúp phát hiện các chất có hại trong nước mà không cần các chuyên gia lấy thêm mẫu bổ sung.
Hội nghị Toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững lần thứ tư (ERSD2024)

Hội nghị Toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững lần thứ tư (ERSD2024)

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị toàn quốc “Khoa học trái đất và tài nguyên với phát triển bền vững”. Tham dự Hội nghị có gần 500 đại biểu đại diện lãnh đạo trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên từ nhiều tổ chức, cơ quan uy tín trên cả nước