Sign In

Hội nghị tuyên truyền về Luật biển và nguồn Luật quốc tế trong quản lý tài nguyên nước

16:08 12/03/2025

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Đó là nội dung hội nghị chuyên đề diễn ra sáng nay (11/3), tại Hội trường T45 Trường Đại học Thủy lợi, dưới sự chủ trì của GS.TS Nguyễn Trung Việt – Phó Hiệu trưởng.

Hội nghị đã lắng nghe 2 chủ đề. Đó là "Luật biển và tình hình Biển Đông" do GS.TS Nguyễn Hồng Thao - Phó Chủ tịch Ủy ban Luật Quốc tế của Liên hợp quốc, chuyên gia ngành luật, Trường Đại học Thủy lợi trình bày và "Sources of IL focusing on the management of fresh water - nguồn Luật quốc tế trong quản lý tài nguyên nước " do GS. Ki Gap Park - Giáo sư Đại học Quốc gia Seoul, thành viên của Uỷ ban Luật quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc, Chủ tịch Hội luật Quốc tế của Hàn Quốc trình bày.

Theo đó, GS.TS Nguyễn Hồng Thao đã giới thiệu về Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012. Phân tích tình hình Biển Đông, đường cơ sở của Việt Nam và các vùng biển theo quy định quốc tế. Đồng thời, khẳng định vai trò của luật pháp quốc tế trong bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Trong đó, công ước UNCLOS 1982 là công cụ pháp lý hữu hiệu để Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền tài phán trên biển và là nước có tỷ lệ cao nhất về giải quyết hoà bình các tranh chấp biển ở Biển Đông.

Quang cảnh Hội nghị

Chia sẻ về nguồn Luật quốc tế trong quản lý tài nguyên nước; GS. Ki Gap Park đã giải thích các nguồn của Luật Quốc tế theo Điều 38 của Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), gồm: Điều ước quốc tế; Tập quán quốc tế; Các nguyên tắc chung của pháp luật; Các nguồn không chính thức như hành động đơn phương của các quốc gia và tổ chức quốc tế liên quan đến quản lý các dòng sông quốc tế. Tập trung phân tích sự phát triển mới trong các nguồn Luật quốc tế từ góc nhìn của một thành viên Ủy ban Luật Quốc tế của Liên Hợp Quốc.

Giáo sư Park cũng nói về vai trò của Luật Quốc tế trong quản lý các dòng sông quốc tế, đề cập đến Công ước 1997 về Luật sử dụng không phải điều hướng của các dòng sông quốc tế. Báo cáo viên đã diễn giải thực tiễn trên con sông Mekong - một trong những hệ thống sông lớn nhất thế giới, chảy qua các nước Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam cùng việc xây dựng Ủy hội sông Mekong trong thực hiện các chức năng chủ chốt về quản lý lưu vực sông vào năm 2030…

Phát biểu tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Trung Việt bày tỏ cảm ơn sự tham gia chia sẻ của 2 báo cáo viên là GS.TS Nguyễn Hồng Thao và GS. Ki Gap Park. Phó Hiệu trưởng khẳng định, nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của BCH Trung ương Đảng về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó nhấn mạnh, các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước.

Với Trường Đại học Thủy lợi, kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; khẳng định vai trò của Thủy lợi với an ninh nguồn nước.

Là một quốc gia ven biển, với đường bờ biển dài trên 3260km và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, tiềm năng rất lớn, việc hiểu rõ về luật biển và các nguồn luật quốc tế có ý nghĩa quan trọng với sinh viên Trường Đại học Thủy lợi học tập trong lĩnh vực công trình, tài nguyên nước, luật và luật kinh tế.

GS.TS Nguyễn Trung Việt bày tỏ, hội nghị hôm nay không chỉ là buổi tuyên truyền, phổ biến về luật pháp mà còn là buổi sinh hoạt học thuật chuyên môn dành cho các cán bộ, giảng viên, sinh viên. Đồng thời, mong muốn các đơn vị sẽ kết nối và tổ chức nhiều hơn các hoạt động chuyên đề ý nghĩa trong Nhà trường.

 

 

tlu.edu.vn

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Quảng Trị: Tập trung kiểm soát chặt và xử lý ô nhiễm môi trường nước

Tỉnh Quảng Trị phấn đấu đến hết năm 2025 có 92% khu công nghiệp, 60% cụm công nghiệp có hạ tầng thu gom và xử lý nước thải tập trung, vận hành đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

TP Cần Thơ: Chất lượng nước mặt trên sông, kênh rạch đang tốt hơn

Theo đánh giá của ngành chức năng TP Cần Thơ, chất lượng nước mặt tại nhiều sông, kênh rạch của thành phố đang ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn.

Vận hành an toàn các công trình thủy điện trên sông Mã

Nhằm chủ động trong vận hành, điều tiết hồ chứa, tính toán dự báo lũ và đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du tại khu vực các huyện miền núi, thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống thiên tai tại các công trình thủy điện trên sông Mã.