Sign In

Hà Nội: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước

09:49 31/10/2024

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5618/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội.


Theo quyết định, phê duyệt 25 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Trong đó, quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của UBND Thành phố gồm 6 quy trình: Quy trình cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000m3/ngày đêm; Quy trình gia hạn, điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000m3/ngày đêm; Quy trình tạm dừng hiệu lực giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước; Quy trình tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình cấp cho sinh hoạt đã đi vào vận hành và được cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước nhưng chưa được phê duyệt tiền cấp quyền; Quy trình thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện; Quy trình lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là UBND cấp tỉnh).



Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Sở Tài nguyên và Môi trường gồm 17 quy trình: Quy trình cấp giấy phép khai thác nước mặt, nước biển (đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 54/2024/NĐCP ngày 16-5-2024 của Chính phủ); Quy trình gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước mặt, nước biển; Quy trình cấp giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000m3/ngày đêm; Quy trình gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000 m3/ngày đêm; Quy trình tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình đã vận hành; Quy trình tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình chưa vận hành; Quy trình điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; Quy trình cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất có quy mô vừa và nhỏ; Quy trình gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ; Quy trình trả lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ; Quy trình cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ; Quy trình cấp lại giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước; Quy trình trả lại giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước; Quy trình lấy ý kiến về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất; Quy trình lấy ý kiến về kết quả vận hành thử nghiệm bổ sung nhân tạo nước dưới đất; Quy trình Đăng ký sử dụng mặt nước, đào hồ, ao, sông, suối, kênh, mương, rạch; Quy trình đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển.

Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp huyện gồm 2 quy trình: Đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất; Lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là UBND cấp huyện).

UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, căn cứ quyết định này xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố theo quy định.




 

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Bắc Kạn: Tăng cường bảo vệ nguồn nước đầu nguồn

Bắc Kạn: Tăng cường bảo vệ nguồn nước đầu nguồn

Nhằm đảm bảo khai thác lâu dài, bền vững, hiệu quả nguồn tài nguyên nước và để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng thực hiện các biện pháp tăng cường bảo vệ nguồn nước đầu nguồn.
Tuyên Quang: Kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt

Tuyên Quang: Kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại một số địa phương, đặc biệt, một số ao, hồ, suối, ngòi có lưu lượng nước thải chảy vào đã vượt khả năng tự làm sạch. Trước thực trạng này Sở Tài nguyên và Môi trường đã và đang thực hiện Dự án đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải và sức chịu tải của hệ thống sông, suối, ao, hồ nhằm kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước mặt.