Sign In

Hội nghị Toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững lần thứ tư (ERSD2024)

22:10 14/11/2024

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị toàn quốc “Khoa học trái đất và tài nguyên với phát triển bền vững”. Tham dự Hội nghị có gần 500 đại biểu đại diện lãnh đạo trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên từ nhiều tổ chức, cơ quan uy tín trên cả nước

Hội nghị được Trường ĐH Mỏ - Địa chất đăng cai tổ chức định kỳ 2 năm một lần, với mục đích tạo ra cơ hội để các nhà khoa học trong và ngoài nước giới thiệu những kết quả và hướng nghiên cứu khoa học mới, thảo luận về các xu thế và thách thức mới đối với nhiều lĩnh khác nhau của Khoa học Trái đất, Tài nguyên và các ngành khác có liên quan. Các chủ đề của Hội nghị tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hướng tới phát triển bền vững đối với nhiều lĩnh vực khác nhau của Khoa học Trái đất và Tài nguyên thiên nhiên, Khai thác và sử dụng tài nguyên địa chất, Môi trường và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan như Cơ -Điện, Công nghệ Thông tin, Xây dựng, ….


PGS.TS Triệu Hùng Trường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mỏ - Địa chất phát biểu khai mạc Hội nghị
 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS.TS Triệu Hùng Trường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mỏ - Địa chất cho biết, Thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và nhiều vấn đề khác có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống và sự phát triển của nhân loại. Trong bối cảnh đó, khoa học trái đất và các nghiên cứu về tài nguyên trở thành nền tảng quan trọng, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những thay đổi và tác động của chúng, từ đó tìm ra giải pháp để phát triển bền vững.
 

PGS.TS Triệu Hùng Trường nhấn mạnh, với chủ đề “Khoa học trái đất và tài nguyên phát triển bền vững”, Hội nghị năm 2024 dịp để nhà khoa học, chuyên gia và các tổ chức cùng chia sẻ, trao đổi những công trình nghiên cứu, ý tưởng, giải pháp, nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách; đồng thời nâng cao sự hiểu biết và ý thức của cộng đồng về tầm quan trọng của tài nguyên, môi trường; có giải pháp quyết liệt để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực và bảo đảm sự phát triển lâu dài.
 

Tại Hội nghị, hai báo cáo điển hình được trình bày tại phiên toàn thể. GS.TS Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng trường Đại học Mỏ - Địa chất đã trình bày nghiên cứu của ông và các đồng nghiệp về việc trượt đất xảy ra nhiều ở những vùng dễ bị tổn thương trong điều kiện khí hậu cực đoan; nguyên nhân và cách thức nào để giảm thiểu, cách nhìn mới từ hậu quả của bão Yagi ở miền Bắc Việt Nam.


PGS.TS Nguyễn Văn Lâm, Hội địa chất thủy văn Việt Nam báo cáo tại Hội nghị
 

PGS.TS Nguyễn Văn Lâm, Hội địa chất thủy văn Việt Nam và nhóm nghiên cứu báo cáo về “Xác định và dự báo sự dịch chuyển của các kim loại nặng từ nguồn ô nhiễm vào tầng chứa nước dưới đất bở rời, các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm”.
 

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Lâm, ô nhiễm môi trường nước dưới đất ảnh hưởng tới nguồn nước cấp sinh hoạt ở nhiều nơi. Giải pháp là chúng ta không nên xây dựng các cơ sở sản xuất và các bãi rác ở những vùng có mối quan hệ thuỷ lực với nước dưới đất và với những vùng này, chúng ta phải bảo vệ lớp đất sét ở bên trên, không được để phá huỷ lớp sét đó làm ô nhiễm môi trường. Cùng với đó phải tổ chức quan trắc, giám sát môi trường ở các nơi chôn lấp và xử lý chất thải.
 

Bên cạnh 02 báo cáo điển hình tại phiên toàn thể, trong khuôn khổ hội nghị cũng tổ chức 18 phiên họp báo cáo tại các Tiểu ban chuyên môn về các chủ đề như: Dữ liệu lớn và chuyển đổi sốtrong khoa học trái đất, tài nguyên môi trường; Trí tuệnhân tạo, IoT, Blockchain và ứng dụng; Cơ -Điện; Dầu khí tích hợp; Địa chất công trình -Địa kỹ thuật; Địa chất thủy văn và Tài nguyên nước; Tài nguyên địa chất và quản lý bền vững; Quản lý tài nguyên và môi trường; Phát triển bền vững khoa học công nghệ mỏ và môi trường;…


Quang cảnh Hội nghị
 

Các báo cáo đã mở ra những hướng nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn về những chủ đề đang rất được quan tâm hiện nay trong xu hướng bảo vệ nguồn nước và phòng tránh, giảm thiểu các tai biến thiên nhiên, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam. 
 

Các kết quả nghiên cứu được trình bày không chỉ là tư liệu quý cho cộng đồng khoa học mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ xây dựng chính sách, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có trách nhiệm và bền vững.

Tác giả bài viết: DWRM

 

DWRM

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Nâng cao hiệu quả thông tin cảnh báo, bảo đảm an toàn đập hồ chứa nước

Việc quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi gặp nhiều thách thức do biến đổi khí hậu khiến tần suất và cường độ mưa lũ tăng. Do đó, cần tăng cường thể chế, chính sách trong quản lý, đầu tư, bảo vệ công trình hồ chứa, đập dâng. Đồng thời nâng cao năng lực thông tin, cảnh báo, dự báo nguồn nước và đưa ra kịch bản cắt lũ, xả lũ phù hợp, bảo đảm an toàn cho vùng hạ du…
Các nhà khoa học Nga tìm ra phương pháp giám sát ô nhiễm nước theo thời gian thực

Các nhà khoa học Nga tìm ra phương pháp giám sát ô nhiễm nước theo thời gian thực

Phương pháp mới theo dõi ô nhiễm nước giúp phát hiện các chất có hại trong nước mà không cần các chuyên gia lấy thêm mẫu bổ sung.
Tăng cường ứng dụng cộng nghệ, đảm bảo chất lượng nguồn nước cho người dân

Tăng cường ứng dụng cộng nghệ, đảm bảo chất lượng nguồn nước cho người dân

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, những năm gần đây, các công trình cấp nước được đầu tư đồng bộ, hoạt động bảo đảm công suất, áp lực và lưu lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Không chỉ hoàn thiện hệ thống cấp nước, bảo đảm nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân vùng nông thôn, việc tăng cường ứng dụng công nghệ, kiểm soát chất lượng nước cũng được ngành chức năng, đơn vị cấp nước quan tâm.