Sign In

Quảng Nam: Thống nhất chủ trương dùng cát nạo vét sông Cổ Cò để đắp đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện

12:00 10/11/2024

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn thống nhất chủ trương việc sử dụng cát nạo vét từ Dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò để thi công công trình đập thời vụ ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện năm 2025.
 

UBND tỉnh giao UBND thị xã Điện Bàn phối hợp Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh tổ chức thực hiện, giám sát chặt chẽ nguồn cát lấy, vận chuyển đúng khối lượng, sử dụng đúng mục đích để phục vụ thi công công trình đắp đập thời vụ ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện trong năm 2025 và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với khối lượng khoáng sản được phép sử dụng theo đúng quy định.
 Được biết, cơ quan chức năng sẽ dùng khoảng 9.000m3 cát lấy từ việc nạo vét sông Cổ Cò để thi công công trình đập thời vụ trên sông Vĩnh Điện. Khối lượng cát này hiện nay đang tập kết tại bãi chứa B3, khối phố Hà My Trung, phường Điện Dương.
 UBND tỉnh cũng giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cập nhật, chuẩn xác lại khối lượng cát còn lại đang tập kết tại các bãi chứa sau khi bàn giao khối lượng cát nêu trên cho UBND thị xã Điện Bàn.

Tác giả bài viết: DWRM (Tổng hợp)

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Bắc Kạn: Tăng cường bảo vệ nguồn nước đầu nguồn

Bắc Kạn: Tăng cường bảo vệ nguồn nước đầu nguồn

Nhằm đảm bảo khai thác lâu dài, bền vững, hiệu quả nguồn tài nguyên nước và để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng thực hiện các biện pháp tăng cường bảo vệ nguồn nước đầu nguồn.
Tuyên Quang: Kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt

Tuyên Quang: Kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại một số địa phương, đặc biệt, một số ao, hồ, suối, ngòi có lưu lượng nước thải chảy vào đã vượt khả năng tự làm sạch. Trước thực trạng này Sở Tài nguyên và Môi trường đã và đang thực hiện Dự án đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải và sức chịu tải của hệ thống sông, suối, ao, hồ nhằm kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước mặt.