Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy phép số 395/GP-BTNMT cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư BFIW khai thác nước dưới đất.
Nội dung cụ thể như sau:
Tên công trình: công trình khai thác nước dưới đất tại Nhà máy nước Khu công nghiệp Sa Đéc, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Mục đích khai thác nước: cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho Khu công nghiệp Sa Đéc, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Vị trí công trình khai thác nước dưới đất: nằm trong Khu công nghiệp Sa Đéc, phường Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Thời hạn của giấy phép là: ba (03) năm.
Bộ TN&MT yêu cầu Công ty Công ty Cổ phần Đầu tư BFIW chỉ được phép khai thác nước theo quy định của Giấy phép nếu bảo đảm các yêu cầu như sau:
Thực hiện việc quan trắc mực nước, lưu lượng, chất lượng nước trong quá trình khai thác theo quy định. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý tài nguyên nước ở trung ương và địa phương; cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin, dữ liệu về hoạt động khai thác tài nguyên nước của công trình vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia và theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và giảm tỷ lệ thất thoát trong hệ thống cấp nước. Bảo đảm thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, rác thải theo quy định về bảo vệ môi trường và thu gom, xử lý nước thải theo quy định về xả nước thải vào nguồn nước. Thực hiện các quy định về việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định tại Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
Tuân thủ các quy định về bảo vệ nước dưới đất theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan; bảo vệ nguồn nước mình đang trực tiếp khai thác, sử dụng. Trường hợp do vận hành công trình gây sụt, lún đất, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước (nếu có), ảnh hưởng xấu tới nguồn nước, môi trường và các đối tượng khai thác, sử dụng nước khác, xảy ra sự cố công trình thì phải dừng ngay việc khai thác và báo cáo kịp thời đến các cơ quan chức năng ở trung ương, địa phương để có biện pháp xử lý; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Lưu trữ các thông tin, số liệu về quan trắc lưu lượng khai thác của công trình, mực nước tại các giếng khai thác, giếng quan trắc theo quy định, trường hợp dữ liệu bị gián đoạn do sự cố về thiết bị, đường truyền thì phải có biện pháp thực hiện quan trắc, lưu trữ số liệu và cập nhật đầy đủ thông tin, số liệu theo quy định sau khi sự cố được khắc phục; cập nhật tình hình lún bất thường bề mặt đất tại khu vực khai thác. Thực hiện đúng các cam kết như đã nêu trong Hồ sơ đề nghị cấp phép; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của thông tin, số liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và những ảnh hưởng bất lợi của công trình đến xã hội và môi trường; có trách nhiệm hỗ trợ người dân địa phương nơi xây dựng công trình.
Nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định. Nếu có sự thay đổi nội dung của Giấy phép phải thực hiện các thủ tục đề nghị cấp phép hoặc điều chỉnh hoặc cấp lại thì phải lập hồ sơ đề nghị cấp phép và hồ sơ điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (nếu có) gửi đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Tuân thủ các quy định về sản xuất, cung cấp, tiêu thụ nước sạch và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành có liên quan đến sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; lắp đặt, cắm biển chỉ dẫn, bảo vệ biển chỉ dẫn về vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với công trình của mình và theo dõi, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình theo quy định.
Định kỳ hằng năm (trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo) báo cáo tình hình khai thác nước dưới đất của công trình đến Cục Quản lý tài nguyên nước và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp theo quy định.