Sign In

Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong dự báo khí tượng, điều tra tài nguyên nước

10:24 11/02/2025

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Thủ tướng đặt mục tiêu đến năm 2030, phát triển ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn; điều tra tài nguyên nước, địa chất, khoáng sản.

Nội dung trên được đề cập tại Quyết định số 245 của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định nêu, mục tiêu tổng quát phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử đến năm 2030 là hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và cơ quan quản lý Nhà nước về năng lượng nguyên tử được hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế; hệ thống các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được quy hoạch tinh gọn, nâng cấp.

Cuộc họp về tình hình dự báo mưa, lũ, ngập lụt, lũ quét sạt lở đất tại Tổng cục Khí tượng thuỷ văn quốc gia hồi tháng 9/2024.

Bên cạnh đó, một số dự án trọng điểm đã được phê duyệt triển khai đúng tiến độ; một số lĩnh vực khoa học, công nghệ và ứng dụng năng lượng nguyên tử có thế mạnh vươn lên đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; các hoạt động ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ được triển khai rộng rãi, hiệu quả...

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân quốc gia để phục vụ triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu, triển khai Chương trình phát triển điện hạt nhân quốc gia; nghiên cứu, xây dựng định hướng đẩy mạnh thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Mục tiêu tầm nhìn đến năm 2050, ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ và phát triển điện hạt nhân có đóng góp quan trọng và hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân; trình độ khoa học và công nghệ hạt nhân và nhiều lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử ngang bằng với mức trung bình của các quốc gia phát triển...

Cụ thể, về phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị trong ngành tài nguyên và môi trường, Thủ tướng đặt mục tiêu tổng quát đến năm 2030, phát triển ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn; điều tra cơ bản tài nguyên nước, địa chất và khoáng sản; bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ứng dụng kỹ thuật bức xạ và kỹ thuật đồng vị trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Về phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị trong ngành y tế, quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thiện và phát triển mạng lưới các cơ sở y tế chuyên ngành điện quang, y học hạt nhân, ung bướu - xạ trị, phân bố hợp lý ở các vùng, địa phương phục vụ công tác khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo.

Cùng đó là nâng cao hiệu quả, chất lượng khám, chữa bệnh trên cơ sở nâng cao chất lượng nhân lực, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, hoàn thiện quản lý trong các cơ sở y học bức xạ; nghiên cứu, phát triển, sản xuất và ứng dụng một số thuốc phóng xạ, hợp chất đánh dấu phục vụ chẩn đoán, điều trị bệnh, bảo đảm an toàn và bảo vệ chống bức xạ cho bệnh nhân, nhân viên y tế và môi trường.

Về phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị trong ngành nông nghiệp, mục tiêu đến năm 2030, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai, tiếp cận và làm chủ các kỹ thuật tiên tiến về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong một số lĩnh vực.

Bao gồm: chọn tạo giống cây trồng, vi sinh vật; bảo vệ thực vật; nông hóa, thổ nhưỡng và dinh dưỡng cây trồng; chăn nuôi, thú y; nuôi trồng thủy sản; bảo quản và chế biến sau thu hoạch.

Ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong nông nghiệp được tăng cường, mở rộng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an ninh lương thực, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần tích cực vào phát triẩn nền nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Về phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị trong ngành công nghiệp, quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, đẩy mạnh ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành công nghiệp; sản xuất, chế tạo một số loại thiết bị bức xạ và thiết bị ghi đo bức xạ có nhu cầu lớn trong các ngành kinh tế - xã hội thay thế cho nhập khẩu; thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật được tạo ra từ các kết quả nghiên cứu...

Về phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân, đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân, đặt mục tiêu đến năm 2030 tái cấu trúc chức năng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ sở nghiên cứu và đào tạo hiện có đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và chất lượng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ hạt nhân trong các ngành, lĩnh vực.

Quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt cũng nêu rõ nâng cao năng lực hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân trong phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử và triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

 

vtcnews.vn

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ dự báo, điều tiết hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ dự báo, điều tiết hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng

Hệ thống các hồ chứa trên sông Hồng là các hồ chứa đa mục tiêu lớn nhất cả nước, đóng vai trò quan trọng, chủ đạo trong đảm bảo phòng, chống lũ cho Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và tưới cho gần 500,000 ha lúa.
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nguồn nước mùa cạn và nguy cơ hạn hán, thiếu nước cho Đồng bằng sông Cửu Long

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nguồn nước mùa cạn và nguy cơ hạn hán, thiếu nước cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trong những năm gần đây, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) liên tục đối mặt với tình trạng hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng, đặc biệt vào các năm 2005, 2013, 2016 và 2020, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sản xuất của hàng triệu người dân. Việc đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đồng thời, chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán thiếu nước, việc xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm, có thể dự báo trước từ 3 đến 6 tháng là yêu cầu cấp thiết.
Xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý vùng bờ và hoạt động hồ chứa thượng nguồn đến vùng bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long

Xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý vùng bờ và hoạt động hồ chứa thượng nguồn đến vùng bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm ở hạ lưu sông Mê Công là vựa lúa, cây ăn trái và thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Đây cũng là một trong những vùng đất trù phú nhất nhờ vào mạng lưới sông ngòi dày đặc và nguồn nước dồi dào. Tuy nhiên, nằm ở hạ nguồn của lưu vực sông Mê Công, ĐBSCL cũng là vùng đất nhạy cảm với thay đổi của tự nhiên đặc biệt là các hoạt động khai thác tài nguyên nước ở thượng nguồn.