Sign In

Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia: Đẩy mạnh Chuyển đổi số hướng đến nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, điều tra, quan trắc và bảo vệ tài nguyên nước

03:17 05/02/2024

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Luật tài nguyên nước số 28/2023/QH15 vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 vào tháng 11/2023 đã một lần nữa khẳng định, đánh dấu một bước tiến rất lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước. Bảo đảm công tác quản lý tài nguyên nước hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa hướng tới quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số thông qua Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia, hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định, sử dụng hiệu quả nguồn lực trong công tác quản lý tài nguyên nước. “Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, xây dựng Hệ thống hỗ trợ ra quyết định để nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, điều tra, quan trắc và bảo vệ tài nguyên nước”


Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của chuyển đổi số có vai trò thiết yếu để phát triển trong tình hình mới, năm 2021, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số trong công tác Quy hoạch, điều tra và bảo vệ tài nguyên nước giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Trung tâm đã chủ động và nỗ lực đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ và đã đạt được những thành quả nhất định. Đến nay, hệ thống máy chủ hiệu năng cao (HPC), hệ thống Sever để xây dựng Bigdata và nền tảng hệ thống thông tin địa lý (GIS), máy chủ lưu trữ dung lượng lớn đặt tại Trung tâm và hệ thống máy chủ kết nối, truyền tải dữ liệu điều tra cơ bản, quan trắc tài nguyên nước liên thông 3 miền (Bắc, Trung và Nam) do 3 Liên đoàn trực thuộc Trung tâm quản lý, vận hành. Cùng với hạ tầng kỹ thuật phần cứng, hệ thống phần phầm xử lý, phân tích dữ liệu và bộ công cụ mô hình toán phục vụ hỗ trợ ra quyết định cũng ngày càng được nâng cấp, hoàn thiện. 


Ông Triệu Đức Huy – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia báo cáo tham luận về “Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, xây dựng Hệ thống hỗ trợ ra quyết định để nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, điều tra, quan trắc và bảo vệ tài nguyên nước”  tại Hội nghị tổng kết lĩnh vực tài nguyên nước năm 2023
 
Dữ liệu điều tra cơ bản và quan trắc tài nguyên nước do Trung tâm quản lý đã được chuyển đổi số và lưu trữ trên hệ thống Big Data, với 6 mô đun dữ liệu lớn. Hệ thống tác nghiệp tài nguyên nước được xây dựng thành công từ việc thu nhận dữ liệu đầu vào, phân tích xử lý, tính toán, đưa ra kết quả dự báo, cảnh báo tài nguyên nước và xuất bản bản tin tự động cho 13 lưu vực sông (LVS) chính trên toàn quốc và 43 tỉnh, thành phố. Công tác chuyển đổi số đã phục vụ hiệu quả xây dựng quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông liên tỉnh (LVS Bằng Giang - Kỳ Cùng, Hồng - Thái Bình; Sê San, Srepok, Cửu Long và Mã).


 
Theo ông Triệu Đức Huy – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, việc lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh ở nước ta hiện nay đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn một số lưu vực chính sắp tới sẽ được hoàn thành trong năm 2024. Đây là các bản quy hoạch động nên việc xây dựng các kịch bản nguồn nước để Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố hàng năm làm cơ sở cho các Bộ ngành, địa phương xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng nước đòi hỏi phải vận hành được bộ công cụ mô hình toán tính toán thời gian thực để có thể hỗ trợ ra quyết định kịp thời, do đó các thông tin, dữ liệu điều tra cơ bản, quan trắc tài nguyên nước và bộ công cụ mô hình toán được thiết lập trong hệ thống chuyển đổi số là công cụ đắc lực giải quyết bài toán này.
 
Ông Triệu Đức Huy cũng cho biết, sau nhiều năm xây dựng và hoàn thiện, hệ thống cơ sở dữ liệu lớn và Hệ thống tác nghiệp tài nguyên nước của Trung tâm đã có thể đáp ứng hiệu quả các nhiệm vụ đã và đang thực hiện, trong đó nổi bật là công tác điều tra cơ bản, quy hoạch, cảnh báo và dự báo tài nguyên nước cung cấp các nhận định, dự báo, cảnh báo sớm cho các cấp quản lý để phòng chống hạn hán, thiên tai, thiếu nước và quản lý vận hành hồ đập trên lưu vực. 


 
Theo kế hoạch chuyển đổi số của Trung tâm, đến 2025, sẽ hoàn thành xây dựng hạ tầng dữ liệu tập trung, thống nhất, tương thích với kiến trúc Chính phủ điện tử; lưu trữ dữ liệu 13 lưu vực sông chính toàn lãnh thổ Việt Nam, sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu trực tuyến phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, sử dụng giải pháp công nghệ quản trị dữ liệu lớn (bigdata), tương thích được với hạ tầng dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tích hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ và khai thác sử dụng dữ liệu với các cơ sở dữ liệu/hệ thống thông tin chuyên ngành tài nguyên và môi trường. 
 
Đến 2030, sẽ vận hành hiệu quả, toàn diện hệ sinh thái số được bảo đảm an toàn thông tin, kết hợp hạ tầng dữ liệu hoàn thiện, đồng bộ với hệ thống tác nghiệp số tiên tiến, đảm bảo 100% công tác điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc thực hiện bằng thiết bị công nghệ số, thu nhận trực tiếp dữ liệu số. Cung cấp dịch vụ công giám sát, dự báo, cảnh báo về tài nguyên nước dựa trên phân tích, xử lý dữ liệu lớn theo thời gian thực; sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ ra quyết định quản lý chính xác, kịp thời trên các LVS của Việt Nam để thực sự là quản trị và bảo đảm tài nguyên nước bền vững như Luật Tài nguyên nước mới đã đề ra. 


 
Để công tác chuyển đổi số lĩnh vực tài nguyên nước tiếp tục phát huy hiệu quả hơn nữa, ông Triệu Đức Huy cho rằng, trong thời gian tới cần cụ thể hóa các quy định của Luật Tài nguyên nước mới ban hành phù hợp với yêu cầu phát triển của chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số; tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng quản lý, vận hành, khai thác dữ liệu số trong hoạt động tài nguyên nước.
 
Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, ứng dụng các thiết bị thông minh trong hoạt động điều tra, quan trắc tài nguyên nước, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các công nghệ số, nền tảng số phục vụ chuyển đổi số lĩnh vực tài nguyên nước. 
 
Cùng với đó, tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ hỗ trợ quốc tế để thực hiện đẩy mạnh công tác chuyển đổi số lĩnh vực tài nguyên nước, nhất là về trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ kỹ thuật tích hợp các mô hình hỗ trợ ra quyết định, quản trị thông minh tài nguyên nước.
 
“Việc xây dựng, quản lý vận hành hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định cần được giao cho một đơn vị đầu mối phụ trách và cung cấp thông tin, dữ liệu kịp thời theo yêu cầu thực tiễn” - ông Triệu Đức Huy đề xuất. 
 

 

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Suntory Pepsico Việt Nam thúc đẩy giáo dục về nguồn nước

Suntory Pepsico Việt Nam thúc đẩy giáo dục về nguồn nước

Chương trình "Mizuiku - Em yêu nước sạch" – sáng kiến giáo dục về bảo vệ nguồn nước do Suntory PepsiCo Việt Nam hợp tác chiến lược cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai với tầm nhìn dài hạn và mô hình giáo dục toàn diện đã và đang được nhân rộng trên cả nước.

Định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Báo cáo tham luận tại Phiên họp Tiểu ban chuyên đề số 3 về môi trường, tài nguyên nước và viễn thám trong khuôn khổ Hội nghị triển khai “Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” diễn ra vào chiều ngày 10/5 tại tỉnh Bắc Ninh, TS. Nguyễn Minh Khuyến - Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, trong thời gian qua, đóng góp của các nghiên cứu khoa học và công nghệ trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, viễn thám là không hề nhỏ, cùng với đó là các sản phẩn ứng dụng chuyển giao phục vụ sản xuất, phục vụ quản lý đã từng bước đưa công tác quản lý đạt mục tiêu cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, trong đó đã đạt được một số kết quả nổi bật về ứng dụng kết quả nghiên cứu công nghệ số, kết nối vạn vật (iot), chuyển đổi số trong hoàn thiện pháp luật; hình thành một số hệ thống quan trắc, giám sát, dự báo trực tuyến ứng dụng kết nối vạn vật (IoT).

QUẢN TRỊ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ SỐ

Luật tài nguyên nước đầu tiên được ban hành văò năm 1998, trải qua quá trình sửa đổi, bổ sung, đến năm 2023 được sửa đổi bổ sung hoàn thiện đánh dấu bước ngoặt trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước. Trong đó, Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước là hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tài nguyên nước hướng tới quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số thông qua Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia, hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn lực trong công tác quản lý tài nguyên nước. Từ khi Luật tài nguyên nước 2023 có hiệu lực thi hành, Bộ Nông nghêịp và Môi trường đã có chỉ đạo quyết liệt trong công tác áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước nhằm sử dụng nguồn lực một cách hiệu lực, hiệu quả nhất là trong công tác giám sát tài nguyên nước, vận hành liên hồ chứa, dự báo hạn hán thiếu nước, kịch bản nguồn nước, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia đảm bảo “Đúng, đủ, sạch, sống”.