Sign In

Năm 2025 - Năm Quốc tế Bảo tồn Sông băng

10:24 03/02/2025

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Khi các dòng sông băng biến mất ở mức đáng báo động do biến đổi khí hậu, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tuyên bố năm 2025 là Năm Quốc tế Bảo tồn Sông băng (IYGP).

Được đồng hỗ trợ bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), sáng kiến toàn cầu này nhằm mục đích đoàn kết các nỗ lực trên toàn thế giới để bảo vệ các nguồn nước quan trọng này, cung cấp nước ngọt cho hơn 2 tỷ người. 

Các sông băng và dải băng chứa khoảng 70% lượng nước ngọt trên thế giới và sự mất mát nhanh chóng của chúng gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo và môi trường cấp bách. Tổng thư ký của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) Celeste Saulo nhấn mạnh sự cấp bách này, nói rằng “Băng và sông băng tan chảy đe dọa an ninh nước lâu dài cho hàng triệu người. Năm quốc tế này phải là một hồi chuông cảnh tỉnh cho thế giới”.

 

Vào năm 2023, các sông băng đã trải qua đợt mất nước lớn nhất trong hơn 50 năm, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp tất cả các vùng băng hà trên toàn thế giới đều báo cáo mất băng. Ví dụ, Thụy Sĩ chứng kiến các sông băng của họ mất 10% tổng khối lượng trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2023, theo WMO.

Tiến sĩ Lydia Brito, Trợ lý Tổng Giám đốc Khoa học Tự nhiên của UNESCO, giải thích trong sự kiện ra mắt ở Geneva rằng “50 di sản UNESCO có sông băng chiếm gần 10% diện tích sông băng trên Trái đất”. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cảnh báo rằng sông băng ở 1/3 số địa điểm này được dự đoán sẽ biến mất vào năm 2050. Với việc năm 2024 được xác nhận là năm nóng kỷ lục, nhu cầu hành động ngay lập tức và quyết đoán chưa bao giờ cấp thiết hơn thế.

DWRM (Dịch, tổng hợp)

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Ấn Độ theo dõi sát công trình thủy điện của Trung Quốc trên sông Brahmaputra

Ấn Độ theo dõi sát các dự án thủy điện mà Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trên lưu vực sông Brahmaputra, để đảm bảo rằng các dự án này không ảnh hưởng tới các lợi ích của Ấn Độ.

Làm sạch nước ô nhiễm bằng thảm nano chạy năng lượng mặt trời

Một nhóm nhà khoa học tại Mỹ đã phát triển một loại vật liệu tiên tiến có thể sử dụng ánh sáng mặt trời để loại bỏ các chất ô nhiễm nguy hiểm trong nước.
Bảo tồn các dòng sông băng để bảo vệ nguồn nước cho tương lai

Bảo tồn các dòng sông băng để bảo vệ nguồn nước cho tương lai

Các sông băng đang tan chảy nhanh hơn bao giờ hết. Khi hành tinh trở nên nóng hơn, thế giới băng giá của chúng ta đang co lại, khiến chu trình nước trở nên khó dự đoán hơn. Bảo vệ nguồn nước băng cho tương lai